Sàn DEX là gì? Sự khác nhau giữa sàn DEX và CEX

Nếu bạn đã tham từng tham gia vào thị trường crypto thì bạn cũng từng nghe qua đến sàn DEX hay cụm từ sàn giao dịch phi tập trung. Nhưng bạn có biết sàn DEX là gì trong crypto và có khác gì so với sàn CEX? Hãy cùng DK Tech tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

1. Sàn DEX là gì?

Sàn DEX hay Decentralized Exchange là sàn giao dịch phi tập trung của thị trường crypto. Các giao dịch trong sàn DEX đều thực hiện theo hình thức ngang hàng, người dùng có toàn quyển kiểm soát tài sản của mình mà không phụ thuộc vào bất kỳ trung gian nào.

Bạn có thể hiểu theo cách đơn giản là quá trình giao dịch coin sẽ không cần cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân nào, không cần phải lưu trữ tiền trên sàn.

DEX cung cấp tài sản chạy trên cùng một blockchain hoặc DEX chuỗi chéo cũng có thể sử dụng tài sản từ các blockchain khác nhau. Các giao dịch được thực hiện thông qua các hợp đồng thông minh (smart contract) và không yêu cầu sổ lệnh để khớp lệnh với các nhà giao dịch. Thay vào đó thì sàn DEX sẽ sử dụng AMM (cơ chế tạo lập thị trường tự động), bể thanh khoản để rút tiền do các nhà giao dịch khác cung cấp.

Chính vì những điều trên nên khi giao dịch trên sàn DEX thì sẽ có chi phí giao dịch thấp hơn và được bảo mật tốt hơn.

2. Các phân loại của sàn DEX – sàn giao dịch phi tập trung

  • Cơ chế khớp lệnh AMM DEX và Orderbook DEX
  • Hình thức giao dịch: Spot, Margin (đòn bẩy), Derivatives (phái sinh),..
  • Hệ sinh thái: Ethereum, BNB Chain, Solana, Polygon, Optimism,…
  • Tài sản giao dịch: Stable Asset và token/coin
  • Permissionless và Non-permissionless DEX
  • Nguồn thanh khoản Liquidity Center và DEX Aggregator

3. Ưu và nhược điểm của sàn DEX

Sau khi tìm hiểu nội dung về các loại sàn DEX và định nghĩa sàn DEX là gì. Tiếp đến hãy cùng DK Tech tìm hiểu ưu và nhược điểm của sàn DEX thông qua nội dung dưới đây.

3.1 Ưu điểm của sàn giao dịch phi tập trung

  • Thông tin bảo mật ví cao, cho phép nhà đầu tư được quyền kiểm soát tài sản của mình. Giúp nhà đầu tư yên tâm hơn về thông tin bảo mật ví.
  • Luôn tôn trọng quyền riêng tư cá nhân, không bị tiết lộ thông tin cá nhân khi giao dịch, vì sàn DEX không yêu cầu KYC đối với các nhà giao dịch.
  • Có thể truy cập bất cứ lúc nào khi muốn giao dịch.
  • Tính năng cung cấp nhiều mã thông báo, giúp cho nhà đầu tư có thể đưa trên blockchain ethereum để tạo nhóm thanh khoản cho nhóm thông báo đó.
  • Không phải đối tượng hướng đến của các hacker, vì không nắm giữ tài khoản và thông tin cá nhân người dùng. Giúp nhà đầu tư hoàn toàn yên tâm về tài khoản.
  • Chi phí giao dịch (gas fee) thấp vì không có sự can thiệp của bên thứ 3.
  • Nhà đầu tư có quyền tạo và mua bán token chưa được niêm yết trên sàn giao dịch, miễn là có người tham gia mua bán giao dịch như bạn.

3.2 Nhược điểm của sàn DEX

  • Tính thanh khoản không cao như sàn giao dịch tập trung, bởi có ít trader trên sàn DEX.
  • Tính thanh khoản sàn DEX được đánh giá thấp.
  • Trải nghiệm người dùng không được cao vì giao diện chưa tốt.
  • Chi phí giao dịch không ổn định, mặc dù được đánh giá có phí giao dịch thấp hơn sàn CEX. Nhưng phí giao dịch sẽ cao khi mạng lưới giao dịch quá tải.
  • Trễ tiến độ giao dịch, các lệnh trên sàn còn khá chậm.

Xem thêm: Defi là gì?

4. Sự khác nhau giữa sàn DEX và CEX

Trên thị trường tiền điện tử hiện nay, có hai loại sàn giao dịch chính: sàn giao dịch phi tập trung (DEX) và sàn giao dịch tập trung (CEX). Sự khác biệt giữa hai loại sàn này nằm ở năm yếu tố chính sau đây:

4.1 Tính riêng tư 

  • CEX: Tính riêng tư thấp. Người dùng phải cung cấp thông tin cá nhân như email, số điện thoại và thực hiện xác minh danh tính (KYC) bằng mã định danh, căn cước công dân hoặc hộ chiếu.
  • DEX: Tính riêng tư cao. Người dùng sàn DEX chỉ cần kết nối với ví non-custodial để sử dụng sàn, không cần cung cấp thông tin cá nhân hay KYC.

4.2 Tài khoản giao dịch trên sàn

  • CEX: Có tài khoản giao dịch trên sàn. Người dùng chỉ cần đăng ký tài khoản bằng email hoặc số điện thoại.
  • DEX: Không có tài khoản giao dịch trên sàn. Chỉ cần có ví non-custodial để thực hiện giao dịch.

4.3 Khả năng khôi phục tài khoản/ví trên sàn

  • CEX: Có thể khôi phục bằng tài khoản bằng email, số điện thoại hoặc liên hệ bộ phận hỗ trợ của sàn.
  • DEX: Giao dịch trên DEX chỉ có thể khôi phục bằng private key. Nếu người dùng không lưu trữ private key, đồng nghĩa với việc mất ví và không thể khôi phục tài khoản được.

4.4 Nguy cơ mất tài sản khi sàn sập, dừng hoạt động hay phá sản

  • CEX: Nguy cơ cao. Người dùng có thể mất tài sản nếu lưu trữ tài sản trên ví. 
  • DEX: Nguy cơ thấp. Vì tài sản người dùng được lưu trữ trong ví non-custodial, người dùng có thể hoàn toàn kiểm soát. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như cung cấp thanh khoản, stake, farm… trên sàn, thì vẫn có khả năng bị mất tài sản.

4.5 Số lượng token hỗ trợ

  • CEX: Có giới hạn. Các token được niêm yết trên sàn phải tuân theo các tiêu chí và quy định do sàn đặt ra.
  • DEX: Không giới hạn và bất kỳ ai cũng có thể tạo thanh khoản và các cặp giao dịch trên sàn giao dịch phi tập trung.

5. Tiêu chí lựa chọn sàn DEX để giao dịch

Để đánh giá tính phù hợp của một sàn giao dịch phi tập trung (DEX) với nhu cầu sử dụng có phù hợp hay không, chúng ta có thể dựa vào các tiêu chí sau đây:

  • Độ uy tín: Đánh giá dựa trên thời gian hoạt động của sàn, cách xử lý vấn đề mà đội ngũ phát triển gặp phải (như tấn công, lỗi, tin đồn xấu, khả năng tiếp thu ý kiến đóng góp từ cộng đồng). Sàn DEX uy tín thường cung cấp tài liệu rõ ràng, minh bạch và đầy đủ về dự án, cũng như các kênh truyền thông như blog, diễn đàn, Telegram hoặc Discord để cập nhật thông tin mới nhất.
  • Độ an toàn và bảo mật: Thông thường sàn DEX là mục tiêu hướng đến của các hacker, vì vậy, người dùng cần kiểm tra xem sàn đã được kiểm toán hợp đồng thông minh hay chưa, lịch sử bị tấn công (nếu có), mức độ thiệt hại và khả năng bồi thường cho người dùng.
  • Trải nghiệm người dùng: Trải nghiệm người dùng là yếu tố quan trọng để giữ chân người dùng. Được thể hiện cụ thể như giao diện có thân thiện và dễ sử không hay không, tốc độ xử lý nhanh và mượt mà, tính logic của các tính năng tích hợp trên sàn.
  • Thanh khoản: Thanh khoản của sàn DEX được đo bằng chỉ số TVL (tổng giá trị khóa) và khối lượng giao dịch.
  • Phí giao dịch và phí gas: Người dùng nên xem xét phí giao dịch (swap) của sàn DEX, thông thường sẽ dao động khoảng 0,3%. Bên cạnh đó, người dùng cần phải chú ý đến phí gas, đây là khoản phí người dùng phải trả cho các node để xử lý giao dịch.
  • Tính năng sàn cung cấp: Cung cấp đa dạng nhiều tính năng phong phú trên sàn DEX, giúp người dùng đáp ứng nhu cầu mà không cần di chuyển tài sản giữa các nền tảng khác. Ví dụ, sàn Saros Finance hỗ trợ các tính năng như ví non-custodial, swap coin, yield farming, ID, NFT Hub, Solana Pay.
  • Sự cải tiến: Sự cải tiến về sản phẩm là yếu tố quan trọng để chứng minh sự uy tín và cam kết của dự án với thị trường và cộng đồng. Giúp sàn DEX cạnh tranh với các dự án khác. 

Xem thêm: Phí Gas là gì?

6. Những sàn Dex được nhiều người giao dịch

Dưới đây là các sàn giao dịch phi tập trung được nhiều người giao dịch dựa vào thống kê xếp hạng trên Coinmarketcap, DK Tech sẽ giới thiệu chi tiết 5 sàn DEX nổi tiếng trong phần nội dung sau đây:

6.1 Sàn Uniswap

Uniswap là sàn giao dịch phi tập trung (DEX) hàng đầu hiện nay. Chiếm thị phần trên thị trường Defi hơn 4%, sàn đã thu hút sự chú ý lớn từ cộng đồng crypto với mô hình tự động liên kết (AMM). Sau nhiều lần nâng cấp, Uniswap đã có nhiều phiên bản như Uniswap (V3, V2, V3 Polygon). Giúp Uniswap cạnh tranh mạnh mẽ trong ngành công nghiệp DeFi.

6.2 Sàn PancakeSwap

Sàn PancakeSwap là một sàn giao dịch phi tập trung (DEX) trên nền tảng Binance Smart Chain (BSC). Chiếm 2,8% thị phần trên thị trường Defi, được phát triển như là phiên bản gốc của Uniswap và nhanh chóng trở thành một trong những sàn DEX phổ biến nhất trên BSC. Ngoài ra, PancakeSwap còn hỗ trợ những tính năng khác như lottery, NFTs và bộ thiết lập giao dịch tự động.

6.3 Sàn dYdX

dYdX là sàn giao dịch phi tập trung (DEX) chuyên về giao dịch ký quỹ, giao dịch spot và các hợp đồng tài sản tương lai. DYdX đã thu hút sự quan tâm đáng kể từ cộng đồng DeFi và là một trong những sàn DEX hàng đầu trên Ethereum.

6.4 Sàn Sushiswap

Sushiswap là sàn giao dịch phi tập trung (DEX) xây dựng trên nền tảng Ethereum. Được ra mắt vào năm 2020 và nhanh chóng trở thành một trong những sàn DEX phổ biến hiện nay.

6.5 Sàn curve

Curve là sàn giao dịch phi tập trung (DEX) tập trung vào việc cung cấp thanh khoản tốt cho các cặp giao dịch giữa các stablecoin trên nền tảng Ethereum. Được ra mắt vào tháng 8 năm 2020, được thiết kế đặc biệt để giảm thiểu tỷ lệ slippage và tối ưu hóa việc giao dịch các stablecoin. Từ đó, giúp Curve trở thành sự lựa chọn phổ biến cho người dùng DeFi muốn giao dịch các stablecoin một cách hiệu quả với phí giao dịch thấp.

Hy vọng với những thông tin trên đây đã giải đáp được cho bạn sàn DEX là gì và những lợi thế khi giao dịch trên sàn giao dịch phi tập trung. Ngoài ra, tại DK Tech cũng cung cấp dịch vụ thiết kế web mua bán tiền ảo, thiết kế website theo yêu cầu nếu bạn có nhu cầu thì hãy liên hệ ngay đến DK Tech nhé.

Xem thêm: Cách sử dụng ví lạnh Ledger Nano X

DMCA.com Protection Status

You cannot copy content of this page