Hosting là gì? Kinh nghiệm mua hosting

Hosting đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển website, vì đây là yếu tố để đưa website của bạn đến với hệ thống internet toàn cầu. Vậy Hosting là gì? Hosting có phải là web hosting hay không? Kinh nghiệm mua hosting như thế nào? Hãy cùng DK TECH tìm câu trả lời cho những câu hỏi này trong bài viết sau đây nhé.

1. Hosting là gì ?

Hosting hay còn được biết đến với tên gọi là web hosting, đây là dịch vụ dùng để lưu trữ mọi dữ liệu của trang web, từ hình ảnh, thông tin của website trên một máy chủ (Server).

Trong đó thì server là một máy chủ vật lý, luôn hoạt động để người dùng có thể truy cập vào website ở mọi lúc, mọi nơi. Dịch vụ web hosting thường được cung cấp bởi các nhà cung cấp hosting, ngoài việc giữ cho máy chủ luôn hoạt động thì họ cũng có hệ thống chống mã độc, chuyển dữ liệu từ server đến cho người dùng ở dạng hình ảnh, văn bản, files,…

2. Cách hoạt động của hosting

Khi bạn tạo dựng một trang web, thì bạn phải có một nơi để lưu trữ dữ liệu của mình và đưa dữ liệu của bạn đến với người dùng, lúc này thì hosting sẽ là nơi thực hiện điều đó.

Ví dụ khi bạn nhập vào tên miền dk-tech.vn và máy chủ vật lý sau khi nhận được truy vấn từ bạn sẽ trả lại những dữ liệu cần thiết (nội dung, hình ảnh, thông tin liên hệ) cần thiết từ server xuống trình duyệt đó.

Nói theo cách đơn giản thì hosting giống như việc bạn đi thuê nhà, hằng tháng bạn đều phải trả hoặc trả theo chu kỳ 6 tháng, 1 năm để có thể tiếp tục thuê nhà. Tương tự như vậy thì bạn cần phải trả 1 khoản tiền để có thể mua hosting (thuê server) để có thể lưu trữ dữ liệu của trang web.

Thiết kế website hosting là gỉ

3. Các loại hosting

Hosting bao gồm nhiều loại khác nhau nhằm đáp ứng tốt cho mỗi nhu cầu lưu trữ khác nhau. Sau đây là các loại hosting phổ biến:

3.1 Shared Hosting

  • Ưu điểm của Shared Hosting: Loại hosting này sẽ có chi phí thấp, dễ dàng sử dụng đối với những bạn mới bắt đầu làm web và nhà cung cấp hosting sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn về quá trình vận hành máy chủ.
  • Nhược điểm của Shared Hosting: không có quyền kiểm soát hay định hình máy chủ, nguy cơ tấn công cao, tốc độ load có thể bị ảnh hưởng khi web có lượng truy cập cao,…

3.2 WordPress Hosting

Đây là loại hosting dành riêng cho các trang web sử dụng WordPress, gồm 2 loại: Managed WordPress Hosting, Unmanaged WordPress Hosting.

  • Managed WordPress Hosting: phù hợp cho người mới bắt đầu xây dựng trang web, tốc độ xử lý nhanh, chi phí thấp. Nhưng ngược lại, bạn sẽ không có quyền kiểm soát đối với website (cập nhật WordPress, cài plugin, cấu hình bảo mật,…)
  • Unmanaged WordPress Hosting: bạn có toàn quyền điều khiển website của mình, chi phí thấp. Nhưng bạn cần phải có kinh nghiệm quản lý WordPress, tốn nhiều thời gian cho việc quản lý, sao lưu dữ liệu, rủi ro cao bởi các lỗ hổng bảo mật trên wordpress.

Xem thêm: Các theme WordPress đẹp miễn phí mà bạn có thể sử dụng cho website của mình

3.3 VPS Hosting

VPS Hosting được tạo bằng cách phân chia máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ nhỏ khác nhau những vẫn chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý. Do sử dụng máy chủ vật lý riêng sẽ đòi hỏi chi phí cao và VPS hosting cũng giúp cho người dùng có thể toàn quyền sử dụng server của mình.

  • Ưu điểm của VPS Hosting: chi phí thấp, nâng cấp dễ dàng, tùy biến cao, độ bảo mật cao và khi có lượng truy cập cao sẽ không ảnh hưởng đến hiệu suất tải trang.
  • Nhược điểm của VPS Hosting: chi phí cao hơn Shared Hosting và yêu cầu bạn phải biết cách quản trị cho server.

3.4 Dedicated Server Hosting

Dedicated Server Hosting là một máy chủ vật lý, thường được doanh nghiệp thuê từ nhà cung cấp hosting.

  • Ưu điểm của Dedicated Server Hosting: tốc độ truy cập nhanh kể cả khi bạn có lưu lượng truy cập nhiều, toàn quyền quản trị máy chủ, bảo mật cao, khả năng mở cao.
  • Nhược điểm của Dedicated Server Hosting: chi phí cao, việc thiết lập và triển khai sử dụng cần nhiều thời gian, người quản trị đòi hỏi phải có kiến thức để có thể vận hành trơn tru.

3.5 Cloud Hosting

  • Ưu điểm: chi phí tối ưu vì chỉ trả theo dung lượng sử dụng, không bị downtime, khả năng mở rộng cao, khi server gặp sự cố sẽ không ảnh hưởng đến website.
  • Nhược điểm: không root lên server được.

Ngoài ra, hosting cũng còn có các loại khác như: SEO hosting, Reseller hosting, Email hosting, Hosting Windows, Hosting Linux.

Xem thêm: Vòng đời tên miền Quốc tế bao nhiêu ngày là hết hạn

4. Tiêu chi lựa chọn hosting phù hợp

Để lựa chọn được một gói hosting phù hợp cho website của mình, bạn có dựa trên những yếu tố sau đây:

4.1 Băng thông

Đây là dung lượng truy cập tối đa mà website có thể truyền tải dữ liệu đến người dùng trong một tháng, thường được tính bằng Mbps.

Ví dụ: khi website của bạn có lượng truy cập cao, cần truyền tải nhiều dữ liệu, hình ảnh nhưng lượng băng thông không đủ sẽ làm cho thời gian truyền tải lâu.

4.2 Hệ điều hành của hosting

Là phần mềm chạy trên máy chủ, dùng để quản lý tài nguyên của hệ thống, vận hành quá trình truyền tải dữ liệu, mỗi hệ điều hành sẽ phù hợp cho các ngôn ngữ lập trình khác nhau.

HIện nay, có 2 hệ điều hành phổ biến và được sử dụng nhiều nhất là: Linux và Windowx

  • Linux: mã nguồn mở, bảo mật cao, phổ biến cho các website sử dụng ngôn ngữ PHP, Python,…
  • Windowx: hỗ trợ tốt cho ngôn ngữ lập trình ASP, HTML hay các ứng dụng sử dụng phần mềm của microsoft.

Xem thêm: Python là gì?

4.3 RAM của hosting

RAM của hosting cũng tương tự như RAM trên máy tính, RAM càng cao thì website của bạn chạy càng nhanh.

4.4 CPU của hosting

CPU của hosting càng cao thì cho thấy khả năng xử lý dữ liệu càng nhanh. Các gói hosting thường có CPU dao động từ 75 -300%.

4.5 Số lượng domain trên hosting

Đây là số lượng website mà bạn có thể đặt trên gói hosting mà bạn mua.

4.6 Tham số bảo mật

Đây là các yếu tố để trang web tránh khỏi những đe dọa về an ninh. Bạn thường được thấy khi mua các gói hosting là: tường lửa, mã hóa dữ liệu, chính sách quyền truy cập,…

4.7 Sao lưu và khôi phục

Một yếu tố bạn cần quan tâm đặc biệt khi lựa chọn hosting là quá trình sao lưu (backup dữ liệu), việc này sẽ tránh trường hợp mất dữ liệu do một sự cố nào đó và bạn có thể khôi phục lại dữ liệu ban đầu từ các bản sao lưu.

Qua bài viết này của DK Tech đã giải đáp được cho bạn hosting là gì và cách hoạt động của hosting như thế nào đối với một trang web. Ngoài ra, DK Tech cũng liệt kê những yếu tố mà bạn cần quan tâm khi lựa chọn mua hosting tại các nhà cung cấp hosting.

Bên cạnh đó, DK TECH cũng cung cấp các dịch vụ thiết kế website theo yêu cầu, thiết kế website chuẩn SEO,… nếu bạn có nhu cầu thực hiện dịch vụ thì hãy liên hệ ngay đến DK Tech để được tư vấn chi tiết hơn.

Xem thêm: Những xu hướng thiết kế website được ưa chuộng hiện nay

DMCA.com Protection Status

You cannot copy content of this page