Ứng dụng blockchain trong ngân hàng và tài chính

Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, công nghệ blockchain đã trở thành một trong những cách thức đột phá nhất để tối ưu hóa các giao dịch tài chính ngân hàng. Với tính bảo mật và độ tin cậy cao, blockchain đã tạo ra một cách mạng trong lĩnh vực này. Sau đây DK Tech sẽ giới thiệu về những ứng dụng blockchain trong ngân hàng và lý do tại sao nó đang trở thành xu hướng quan trọng của trong ngành tài chính ngân hàng.

1. Blockchain là gì?

Blockchain là một hệ thống được xây dựng dựa trên nguyên tắc chuỗi khối (blockchain), cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn bằng cách sử dụng mã hóa phức tạp. Nó tương tự như một cuốn sổ cái kế toán của công ty, nơi mà tiền được giám sát chặt chẽ và mọi giao dịch.

Mỗi khối trong blockchain đều chứa thông tin về thời gian tạo ra và được liên kết với khối trước đó. Thêm vào đó, nó còn chứa một mã thời gian và dữ liệu giao dịch, sau khi dữ liệu được mạng lưới chấp nhận sẽ không thể thay đổi được. Blockchain có công dụng là để chống lại các hành vi gian lận và thay đổi dữ liệu. Chính vì thế, nên hiện nay nhiều ngân hàng trên thế giới và Việt Nam đã ứng dụng blockchain trong ngân hàng và các hoạt động tài chính.

blockchain là gì - ứng dụng blockchain trong tài chính ngân hàng

2. Ứng dụng công nghệ blockchain trong tài chính – ngân hàng

Công nghệ blockchain trong tài chính – ngân hàng đang được ứng dụng ngày càng mạnh mẽ, bởi những lợi ích sau:

2.1 Tốc độ thanh toán nhanh chóng

Ứng dụng blockchain trong ngân hàng giúp tăng tốc độ thanh toán nhanh hơn với chi phí thấp. Bằng cách phát triển hệ thống kiểm soát dựa trên blockchain, ngân hàng hạn chế xác thực từ bên thứ ba và tạo ra môi trường thanh toán phi tập trung, thời gian xử lý giao dịch được rút ngắn hơn so với cách truyền thống.

2.2 Giao dịch liên ngân hàng

Ứng dụng blockchain trong ngân hàng cũng được áp dụng để cải thiện hiệu quả của các giao dịch liên ngân hàng trong nước và quốc tế. Công nghệ tạo ra một môi trường chia sẻ dữ liệu tương tự như sổ cái phi tập trung. Với hình thức này các ngân hàng có thể theo dõi và giải quyết trực tiếp các giao dịch nhanh chóng, công khai và minh bạch.

2.3 Mua bán tài sản 

Blockchain đã giúp thị trường tài chính trở nên sôi động hơn bằng cách hỗ trợ giao dịch mua bán tài sản. Công nghệ này loại bỏ sự có mặt các bên trung gian, cho phép chuyển giao quyền sở hữu tài sản trong một môi trường thống nhất. Ngoài ra, tài sản có thể được mã hóa và đại diện bởi các tài sản kỹ thuật số như: tiền điện tử, cổ phiếu, hàng hóa, vàng,… giúp giảm chi phí giao dịch và những rủi ro liên quan đến các kênh giao dịch truyền thống.

2.4 Gây quỹ 

Công nghệ blockchain trong tài chính cũng giúp giải quyết vấn đề gây quỹ trong các doanh nghiệp một cách tốt hơn. Thay vì sử dụng các phương pháp truyền thống, nhiều công ty blockchain đã sử dụng các hình thức gây quỹ nhanh chóng như Initial Exchange Offerings (IEOs), ICO (Initial Coin Offering), Equity Token Offerings (ETO) và Security Token Offerings (STOs). Trong đó STOs được sử dụng và trở thành phương pháp gây quỹ phổ biến nhất.

Xem thêm: Thiết kế website ICO đẹp, thu hút nhà đầu tư

2.5 Tín dụng

Quy trình xét duyệt tín dụng trong ngành ngân hàng khá phức tạp, với nhiều yếu tố như điểm tín dụng và tình trạng sở hữu tài sản. Tuy nhiên, thông tin này có thể bị nhiễu hoặc sai lệch do lỗi hệ thống hoặc khách hàng, làm ảnh hưởng đến quyết định cho vay.

Khi ứng dụng công nghệ blockchain sẽ giúp cải thiện quy trình xét duyệt tín dụng nhanh chóng, an toàn và công bằng hơn thông qua truy xuất và xem xét hồ sơ vay tín chấp.

2.6 Tài trợ ngoại thương

Ứng dụng blockchain trong ngân hàng, trong hoạt động tài trợ ngoại thương của ngân hàng. Công nghệ này giúp đơn giản hóa và tăng tốc quy trình giao dịch bằng cách loại bỏ các thủ tục thủ công và giấy tờ như: invoice, packing list, thư tín dụng L/C,..

2.7 Xác minh danh tính số

Xác minh danh tính số là một yếu tố quan trọng trong các giao dịch ngân hàng để đảm bảo tính chính xác và tránh gian lận. Tuy nhiên, quy trình xác minh danh tính theo cách truyền thống thường tốn thời gian và công sức. Công nghệ blockchain giúp giảm thiểu quy trình bằng cách cho phép người dùng xác minh danh tính một lần duy nhất và sử dụng thông tin cho các giao dịch sau.

2.8 Kế toán và kiểm toán

Blockchain cũng được áp dụng trong lĩnh vực kế toán của ngân hàng để đảm bảo tính chính xác và minh bạch. Công nghệ này đóng vai trò như một kiểm toán viên giúp xác minh tất cả các giao dịch và đảm bảo tính toàn vẹn của hồ sơ kế toán.

2.9 Qũy dự phòng 

Qũy dự phòng được coi là một phương pháp giảm thiểu rủi ro trong ngành ngân hàng và doanh nghiệp. Sử dụng blockchain trong lĩnh vực này, các nhà đầu tư có thể thực hiện phân cấp quyết định, hạn chế đầu tư tập trung. Ứng dụng blockchain trong tài chính giúp đảm bảo tính toàn vẹn và an toàn cho quỹ dự phòng, ngăn chặn hành vi gian lận và rủi ro.

2.10 Tiết kiệm chi phí chuyển tiền hàng ngang P2P 

Áp dụng công nghệ blockchain trong tài chính ngân hàng có thể giải quyết một số vấn đề như. Hiện nay có rất nhiều hình thức phương tiện thanh toán: tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, ví điện tử,.. mỗi hình thức đều có hạn chế và giới hạn địa lý riêng, cũng như thời gian giao dịch và loại tiền. Và khi công nghệ blockchain được ứng dụng vào thì sẽ giúp đưa ra giải pháp với việc phân cấp ứng dụng và cho phép chuyển tiền toàn cầu, không bị giới hạn.

Xem thêm: Dịch vụ thiết kế website blockchain có bảo mật cao tại DK Tech

3. Ưu điểm của blockchain trong tài chính – ngân hàng

3.1 Giảm chi phí điều hành và quản lý dữ liệu

Sử dụng công nghệ blockchain giúp tạo ra một hệ thống cơ sở dữ liệu phân tán, chia sẻ và đồng bộ về quyền sở hữu và bảo mật. Điều này mang lại khả năng đơn giản hóa và tự động hóa các quy trình thanh toán, từ đó giảm thiểu mức độ sai sót có thể xảy ra

3.2 Cung cấp một mức độ bảo mật cao

Với mức độ bảo mật cao hơn so với các phương pháp lưu trữ dữ liệu truyền thống trong một cơ sở dữ liệu tập trung. Trước đây thông tin dễ bị đánh cắp bởi tin tặc hoặc rủi ro khi xảy ra sự cố trục trặc. Với blockchain, hệ thống phân tán này cho phép lưu trữ thông tin trên mạng lưới mà tất cả mọi người đều có quyền sở hữu

3.3 Tăng tốc độ giao dịch

Một nghiên cứu của Smith (2018) đã nhận thấy rằng việc sử dụng Blockchain cho phép xác minh và truy cập dữ liệu một cách nhanh chóng, dẫn đến việc cải thiện đáng kể thời gian xử lý giao dịch. Trước đây, trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng có quy trình phức tạp, giao dịch mất nhiều thời gian thậm chí vài giờ hoặc vài ngày. Nhưng hiện nay blockchain đã cải thiện được tình trạng ấy, giao dịch chỉ mất vài giây thông qua hệ thống kỹ thuật số, loại bỏ sự cần thiết của các bên trung gian

4. Những công ty tài chính – ngân hàng tại Việt Nam ứng dụng blockchain

Vào 7/2018, công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) kết hợp với VietinBank, VIB, TPBank đã ứng dụng thành công công nghệ blockchain trong việc chuyển tiền liên ngân hàng.

Vào 11/2019, ngân hàng TP Bank đã ứng dụng công nghệ blockchain thông qua RippleNet, giải pháp cho phép việc chuyển tiền quốc tế chỉ mất khoảng vài phút với mức chi phí thấp và trạng thái giao dịch được cập nhật ngay lập tức.

Trong năm 2020 – 2021, các ngân hàng Vietcombank, HSBC Việt Nam, VietinBank, BIDV, HD Bank, MB đã ứng dụng công nghệ blockchain để triển khai dịch vụ thư tín L/C cho doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, phát triển bởi công ty Contour. Việc ứng dụng này đã tối ưu tốt thời gian xử lý và giảm chi phí cho toàn bộ chu trình để xuất chứng từ L/C. Khi xử lý theo cách truyền thống, sẽ phải mất từ 3 – 5 ngày làm việc và sau khi ứng dụng blockchain vào thì chỉ mất khoảng 30 phút để xử lý. Đồng thời các bên tham gia cũng cập nhật được trạng thái giao dịch nhanh chóng và tức thời.

Cuối năm 2021, HSBC và Wells Fargo đã bắt đầu sử dụng blockchain để thực hiện các giao dịch ngoại tệ và đã đạt được sự thành công khi quá trình thanh toán được diễn ra nhanh chóng, trức tiếp giữa 2 ngang hàng và đồng thời cắt giảm được chi phí, rủi ro. Thay vì sử dụng giao dịch thông qua trung gian (ngâng hàng bên thứ 3) thường được sử dụng để giải quyết các giao dịch ngoại hối.

Tổng quan cho thấy những ứng dụng blockchain trong ngân hàng và lĩnh vực tài chính đã mang lại nhiều lợi ích cho cả nền kinh tế, xã hội. Bài viết trên đây của DK Tech đã cung cấp toàn bộ nội dung về lợi ích của blockchain mang lại trong ngành tài chính – ngân hàng và các ứng dụng trên. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp ích được cho bạn.

DMCA.com Protection Status

You cannot copy content of this page