Mục Lục
- 1 Tại sao công nghệ Blockchain ngày càng được ứng dụng rộng rãi?
- 2 Thực trạng blockchain ở Việt Nam
- 3 Các ứng dụng của công nghệ blockchain
- 3.1 1. Ứng dụng blockchain vào logistic – chuỗi cung ứng
- 3.2 2. Ứng dụng blockchain vào y tế, chăm sóc sức khỏe
- 3.3 3. Ứng dụng blockchain vào lĩnh vực giáo dục
- 3.4 4. Ứng dụng blockchain vào lĩnh vực nông nghiệp
- 3.5 5. Ứng dụng blockchain vào lĩnh vực tài chính – ngân hàng
- 3.6 6. Ứng dụng blockchain vào lĩnh vực bán lẻ
- 3.7 7. Ứng dụng blockchain vào lĩnh vực game
- 3.8 8. Ứng dụng blockchain vào lĩnh vực giải trí
- 3.9 9. Hàng xa xỉ
- 3.10 10. Truy xuất nguồn gốc
- 3.11 11. Tài chính
- 3.12 12. Công nghệ
- 3.13 13. Công nghệ Blockchain trong thương mại điện tử
Blockchain là một trong những công nghệ nhận được rất nhiều sự chú ý trong thời gian gần đây do tốc độ phát triển và tác động to lớn của nó đến nhiều lĩnh vực. Vậy thì Block chain là gì? Và những ứng dụng blockchain trong các lĩnh vực kinh tế như thế nào? Hãy cùng DK Tech tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.
Tại sao công nghệ Blockchain ngày càng được ứng dụng rộng rãi?
Blockchain đang trở thành nền tảng được ứng dụng mạnh mẽ vì nó giải quyết được những vấn đề cốt lõi của thế giới số hiện đại: niềm tin, tính minh bạch và bảo mật dữ liệu. Với khả năng ghi nhận thông tin không thể chỉnh sửa, loại bỏ trung gian và kiểm soát phân tán, blockchain mang lại giá trị lớn cho các ngành như tài chính, chuỗi cung ứng, y tế, quản trị doanh nghiệp và nhiều lĩnh vực khác.
Khi các tổ chức và doanh nghiệp tìm kiếm sự minh bạch và khả năng vận hành thông minh, blockchain trở thành giải pháp nền tảng cho tương lai số hoá bền vững.
Thực trạng blockchain ở Việt Nam
Tại Việt Nam, công nghệ Blockchain đang dần trở thành một xu hướng công nghệ đầy tiềm năng, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như tài chính, logistics, y tế, giáo dục và cả quản lý nhà nước. Dù chưa có hành lang pháp lý cụ thể, nhưng ngày càng nhiều doanh nghiệp, startup và tổ chức quan tâm đến việc ứng dụng Blockchain để gia tăng tính minh bạch, bảo mật và hiệu quả vận hành. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội, Blockchain tại Việt Nam cũng đối mặt với không ít thách thức như thiếu nhân lực chất lượng cao, nhận thức xã hội chưa đầy đủ, và đặc biệt là sự nhầm lẫn giữa Blockchain và các hình thức đầu tư tiền mã hóa. Do đó, việc chọn đúng đối tác công nghệ – như DK Tech – để đồng hành trong quá trình xây dựng ứng dụng Blockchain là vô cùng quan trọng để doanh nghiệp tận dụng được tối đa sức mạnh của công nghệ này một cách đúng đắn và bền vững.
Các ứng dụng của công nghệ blockchain
1. Ứng dụng blockchain vào logistic – chuỗi cung ứng
Trong lĩnh vực Logistic, để nâng cao năng suất quản lý chuỗi cung ứng, giám sát quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm, số lượng hàng tồn kho,…
Đồng thời có thể sử dụng công nghệ blockchain để tìm kiếm hàng chính hãng, hạn chế mua phải hàng giả, hàng nhái chất lượng cao.
Ứng dụng công nghệ blockchain trong sản xuất:
- Giám sát sản xuất, quản lý hàng tồn kho.
- Quản lý cung ứng nguyên vật liệu trong chuỗi cung ứng.
- Theo dõi số lượng hàng hóa mua bán và kiểm tra quá trình sản xuất.
- Đóng gói thông minh (smart package) kèm theo mã in kỹ thuật số để có thể truy xuất nguồn gốc hàng hóa, sản phẩm để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái chất lượng.
>> Xem chi tiết tại đây
2. Ứng dụng blockchain vào y tế, chăm sóc sức khỏe
Tại các bệnh viện hiện nay đã số hóa dữ liệu, thông tin bệnh nhân, quản lý tồn kho, giao dịch y tế,… nhưng tồn tại việc bảo mật kém. Vì thế, công nghệ blockchain sẽ giúp cho lĩnh vực y tế khắc phục được vấn đề bảo mật này.
Các ứng dụng blockchain trong chăm sóc sức khỏe và y học:
- Liên kết và phát triển các ứng dụng kiểm soát chất lượng và kiểm soát dịch bệnh
- Quản lý chuỗi cung ứng dược phẩm và vật tư y tế của bạn, bao gồm theo dõi nguồn gốc, xuất xứ và ngày hết hạn của các thiết bị y tế.
- Đảm bảo khả năng hiển thị và tự động hóa các giao dịch khám và điều trị
- Bảo mật hồ sơ sức khỏe của bệnh nhân và kết quả xét nghiệm trong phòng thí nghiệm
3. Ứng dụng blockchain vào lĩnh vực giáo dục
Công nghệ chuỗi khối có thể giúp hạn chế gian lận trong các trường đại học, đơn xin việc và học bổng, đồng thời giảm thiểu thông tin sai lệch về giáo dục, kinh nghiệm làm việc,… Cụ thể như:
- Theo dõi và lưu trữ sổ điểm, cao đẳng, đại học, chứng chỉ của học sinh, sinh viên.
- Đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên dựa trên những dữ liệu từ blockchain.
- Đánh giá năng lực cá nhân so với các yêu cầu đặt ra của nhà trường, nhà tuyển dụng từ dự liệu blockchain.
- Quản lý việc đánh giá độ tin cậy của bài báo khoa học
4. Ứng dụng blockchain vào lĩnh vực nông nghiệp
Yếu tố để tạo nên lòng tin đối với người tiêu dùng chính là nguồn gốc đảm bảo chất lượng và an toàn. khi ứng dụng blockchain vào nông nghiệp thì người dùng, doanh nghiệp sẽ có được những thông tin chính xác về sản phẩm nông nghiệp đó. Từ quy trình canh tác, di chuyển từ nhà cung cấp đến các nơi bán lẻ.
Điều này sẽ ngăn chặn tình trạng làm giả, cung cấp hàng kém chất lượng. Đồng thời còn giúp quản lý hoạt động bán hàng, quản lý chuỗi cung ưng, hàng tồn kho và tài chính cho doanh nghiệp.
5. Ứng dụng blockchain vào lĩnh vực tài chính – ngân hàng
Trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng luôn tồn tài những tình trạng tham nhũng, lạm quyền và lộ thông tin người dùng. Chính vì thế, công nghệ blockchain sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Cụ thể là:
- Xác minh trực tiếp thông tin khách hàng và tín dụng mà không cần phải qua trung gian.
- Tăng mức bảo mật, tăng tốc độ xử lý giao dịch.
- Quản lý và hạn chế rủi ro trục trặc kỹ thuật, ngừng hoạt động trước khi giao dịch.
- Giảm đi các chi phí điều hành và quản lý dữ liệu, khi dữ liệu mới được bổ sung thì sẽ được kết nối với dữ liệu cũ mà không bị mất đi.
Xem chi tiết về ứng dụng blockchain trong ngân hàng
6. Ứng dụng blockchain vào lĩnh vực bán lẻ
Lĩnh vực bản lẻ tồn động nhiều điểm hạn chế khi khó khăn trong việc kiểm soát hàng tồn kho khi dữ liệu quá lớn. Vì thế, khi ứng dụng công nghệ blockchain vào lĩnh vực bán lẻ thì sẽ giúp cho doanh nghiệp tối ưu hơn trong quy trình bán hàng, quản lý thông tin và số lượng hàng hóa, báo cáo tài chính, các hợp đồng quan trọng,…
Ứng dụng của blockchain trong bán lẻ:
- Quản lý hàng hóa bằng mã định danh hệ thống blockchain, bao gồm quy trình sản xuất, thông tin mặt hàng và thời gian giao hàng, hàng tồn kho, nhà kho,…
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm trong giao dịch giữa nhà sản xuất và hãng tàu.
- Quản lý sự lưu thông của dòng tiền thông qua các giao dịch giảm đi những thiệt hại khi truy xuất và giải quyết vấn đề nhanh chóng khi dữ liệu luôn luôn được ghi lại.
Ngoài ra, các ứng dụng blockchain cũng đã xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khác như thương mại điện tử, an ninh mạng, bất động sản,… thấm vào mọi ngóc ngách trong cuộc sống của tín đồ công nghệ.
7. Ứng dụng blockchain vào lĩnh vực game
Hầu hết các trò chơi truyền thống thường sử dụng mô hình tập trung nơi người chơi không có quyền sở hữu thực tế đối với tài khoản hoặc vật phẩm trò chơi. Tuy nhiên, các ứng dụng blockchain đã cho phép thị trường trò chơi giải trí nhận ra quyền sở hữu trên các nền tảng phi tập trung.
Khi tài khoản được liên kết với mã thông báo trên chuỗi khối và được quản lý bởi mạng phi tập trung (blockchain). Thì người chơi sẽ sở hữu vĩnh viễn và kiểm soát tài sản trong trò chơi của họ. Đồng thời, nhờ ứng dụng blockchain và NFTs (Non-Fungible Tokens) mà người chơi có thể trao đổi, mua bán các vật phẩm trong game để kiếm tiền và rút tiền thực sự.
8. Ứng dụng blockchain vào lĩnh vực giải trí
Ngoài nhưng ứng dụng được kể trên thì blockchain cũng được ứng dụng trong lĩnh vực giải trí nhầm bảo vệ bản quyền, xác nhận quyền sở hữu.
9. Hàng xa xỉ
Điển hình là tập đoàn Louis Vuitton đã ứng dụng công nghệ blockchain nhằm chống tình trạng hàng giả, hàng nhái.
10. Truy xuất nguồn gốc
Dùng để truy xuất nguồn gốc của dược phẩm, lưu trữ thông tin khám bệnh, lấy dữ liệu hệ thống, bảo mật dữ liệu cá nhân,…
VD: Tập đoàn Samsung đã ứng dụng công nghệ blockchain vào y tế nhằm xử lý các khiếu nại y tế một trạm hoặc dùng để tiếp nhận những yêu cầu thông qua các trung tâm tại bệnh viện, kiot,…
VD: Vietcombank đã ứng dụng công nghệ blockchain để cải tiến cách lưu trữ, truy cập hồ sơ bệnh án, quản lý kho thuốc, thiết bị và máy móc y tế
11. Tài chính
Giúp rút ngắn thời gian giao dịch và có chi phí giao dịch thấp hơn, hạn chế xác thực với bên thứ 3 và những rủi ro khi thực hiện các giao dịch truyền thống trong bất động sản, cổ phiếu,… Hoặc có thể hạn chế các giao dịch khối nhằm mục đích rửa tiền; an toàn, nhanh chóng trong việc thực hiện các quyết định cho vay.
VD: HSBC nhằm thực hiện các việc chuyển đổi ngoại hối và đạt được tốc độ nhanh chóng trên toàn cầu.
Xem thêm: ứng dụng blockchain trong thanh toán quốc tế
12. Công nghệ
Microsoft đã ứng dụng công nghệ blockchain nhằm thúc đẩy thời gian thu tiền bản quyền nhanh hơn so với việc phải thực hiện theo cách truyền thông, phải kéo dài thời gian lên đến 45 ngày.
Nhìn chung, các lĩnh vực, ngành nghề đang dần ứng dụng công nghệ blockchain vào trong kinh doanh, nhằm hạn chế những rủi ro bảo mật, mất thông tin. Hiểu được tầm quan trong của blockchain trong nhiều ngành nghề khác nhau, nên tại DK Tech cũng có dịch vụ thiết kế website blockchain, thiết kế website theo yêu cầu nhằm mang lại một website có mức bảo mật cao cho doanh nghiệp và giảm đi những chi phí trong việc quản lý hàng hóa, vận chuyển,…
13. Công nghệ Blockchain trong thương mại điện tử
Công nghệ Blockchain trải rộng đến nhiều lĩnh vực và thương mại điện tử không phải là ngoại lệ. Blockchain đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và việc áp dụng nó vào thương mại điện tử là điều sớm hay muộn ở mỗi khu vực hay quốc gia nào đó.
Khi nhắc đến thương mại điện tử, không thể không đề cập đến tiền điện tử, đây là khía cạnh không thể tách rời. Hiện nay, có hơn 22.000 địa điểm trên toàn cầu đã chấp nhận thanh toán bằng tiền điện tử, bao gồm những thương hiệu lớn như Microsoft, Expedia và Overstock. Mặc dù ở Việt Nam, tiền điện tử vẫn chưa được chính phủ công nhận và sử dụng rộng rãi.
Tuy nhiên, công nghệ Blockchain không chỉ đóng vai trò trong việc phát triển tiền điện tử, mà còn mang lại nhiều lợi ích khác trong lĩnh vực thương mại điện tử. Ví dụ, nó cải thiện quy trình kinh doanh giúp tiết kiệm chi phí hơn. Ngoài ra, công nghệ này còn cung cấp mức độ bảo mật cao hơn cho các giao dịch và nâng cao trải nghiệm của khách hàng.