Đào Bitcoin là cụm bạn thường được nghe trên báo đài, truyền miệng với nhau. Nhưng bạn vẫn khó hiểu với cụm từ đào Bitcoin này phải không? Vậy thì bài viết sau đây, DK Tech sẽ giải đáp chi tiết đào Bitcoin là gì? Cùng tham khảo nhé.
Mục Lục
1. Đào Bitcoin là gì?
Đào Bitcoin là quá trình bạn sẽ phải xác minh các giao dịch, giải thuật toán trên nền tảng blockchain của Bitcoin để nhận phần thưởng.
Khi giao dịch xảy ra, chúng sẽ được gửi đến mạng máy tính được gọi là các nút (node) và các miner (thợ đào) sẽxác minh các giao dịch hay giải các thuật toán. Sau khi xác được xác nhận thì bạn sẽ được nhận phần thưởng là Bitcoin hoặc phí giao dịch.
Hiểu theo các đơn giản thì đào Bitcoin cách để giữ cho mạng hoạt động ổn định và phát triển hơn trong tương lai.
VD: Mọi người ở Việt Nam muốn gửi BTC (Bitcoin) cho người thân của họ ở nước ngoài vì họ thấy phương thức này dễ dàng hơn, nhanh hơn và rẻ hơn so với sử dụng dịch vụ ngân hàng thì sẽ chịu khoản phí khá cao. Tuy nhiên, nếu không có thợ đào thì không có ai xác minh giao dịch cho bạn.
Xem thêm: Bitcoin ETF là gì?
2. Ưu và nhược điểm khi đào Bitcoin
2.1 Ưu điểm của đào Bitcoin
- Các thợ đào sẽ nhận lại được phần thưởng từ blockchain, có thể là phí giao dịch hoặc BTC.
- Có thể sử dụng các đồng coin này để mua bán, trao đổi thành tiền pháp định.
2.2 Nhược điểm của việc đào Bitcoin
- Tốn nhiều năng lượng nên hiện nay có một số nước ngăn cấm việc đào Bitcoin.
- Số lượng Bitcoin khai thác đã đạt đến 94% làm tăng khả năng cạnh tranh khi khai thác và khó kiếm được BTC hơn.
- Tốn nhiều chi phí cho việc đầu tư các thiết bị để đào, khi giá coin càng cao làm cho giá của card màn hình (yếu tố cần thiết khi đào coin) trở nên cao hơn.
Xem thêm: Dịch vụ thiết kế sàn giao dịch tiền điện tử bảo mật cao tại DK Tech
3. Cách hoạt động của hoạt động đào Bitcoin
3.1 Cơ chế đào Bitcoin
Bitcoin có nguồn cung cố định là 21.000.000 BCT và theo dự kiến là đồng BTC cuối cùng sẽ được khai thác vào năm 2140.
Cơ chế đào Bitcoin như sau: blockchain Bitcoin sẽ tạo ra từng khối trong một khoản thời gian và các thợ đào sẽ có trách nhiệm chèn thông tin về các giao dịch đã xảy ra trong thời gian này vào các block. Các thông tin này sau đó được mã hóa bằng thuật toán SHA-256 (thuật toán băm an toàn). Thuật toán này sẽ mã hóa dữ liệu thành mã 256 bit, tức là 64 ký tự chứa các chữ cái và số.
Kết quả sau khi được mã hóa sẽ được kết nối với kết quả của các giao dịch khác bằng thuật toán SHA-256 (băm kép), cho đến khi có 2 kết quả băm sau khi các giao dịch được mã hóa trong block. Quá trình này tạo nên một cây nhị phân được gọi là cây Merkle.
Đặc biệt, khối mới chỉ được tạo ra khi thợ đào xác định rằng kết quả cuối cùng nhỏ hơn giá trị mục tiêu đã được thiết lập bởi hệ thống. Và kết quả đó phải thực hiện thêm một bước là gửi đến một khối khác để xác nhận và khối mới được hình thành khi đạt được sự đồng thuận của người khai thác vượt quá 50%.
Nghe có vẻ khó hiểu, nhưng bạn có thể hiểu theo cách đơn giản là các thợ đào Bitcoin sử dụng sức mạnh của máy tính để cùng nhau xác minh các giao dịch xảy ra trong khối (các thuật toán phức tạp trong khối). Sau khi giải xong thuật toán, các thợ đào sẽ có trách nhiệm là đưa các giao dịch đã xảy ra trên blockchain vào các block để nhận phần thưởng.
3.2 Thuật toán đào Bitcoin
Thuật toán đào Bitcoin được gọi là Proof of Work (PoW) và dựa trên việc tìm kiếm các số ngẫu nhiên để giải quyết các vấn đề khó khăn nhất. Đặc biệt, các thuật toán đào Bitcoin yêu cầu các thợ đào tìm kiếm giá trị băm đã được tạo ra trong các block. Trong đó, các giá trị băm bắt buộc phải nhỏ hơn giá trị mục tiêu đã thiết lập, được gọi là “độ khó mục tiêu“.
Để giải quyết vấn đề này, những người khai thác sử dụng một quy trình gọi là “băm” để chuyển đổi dữ liệu trong các block thành các giá trị mã hóa duy nhất. Công cụ khai thác tiếp tục thử các số khác nhau cho đến khi tìm thấy hàm băm thỏa mãn điều kiện độ khó mục tiêu. Việc tìm kiếm giá trị băm này đòi hỏi rất nhiều sức mạnh tính toán, vì vậy những người khai thác phải sử dụng các thiết bị đặc biệt, có sức mạnh khủng (VD: card trâu cày) để thực hiện đào Bitcoin.
Khi một khối mới được tạo, những người khai thác sẽ nhận được phần thưởng khối bằng Bitcoin và phí giao dịch được tính cho các giao dịch được xác nhận trên khối đó. Tuy nhiên, độ khó mục tiêu được điều chỉnh thường xuyên để đảm bảo các khối không được tạo ra quá nhanh hoặc quá chậm trên blockchain Bitcoin.
3.3 Hashrate & Độ khó đào Bitcoin
Theo thuật toán đào Bitcoin thì giá trị hàm băm phải nhỏ hơn “Độ khó mục tiêu” thì mới tạo ra được khối mới. Nếu độ khó mục tiêu càng thấp thì càng khó tạo ra được các khối mới.
Hiện nay, Bitcoin đã thắt chặt lại việc đào Bitcoin nên mỗi người khai thác có thời gian trung bình là 10 phút để giải thuật toán và nhận phần thưởng Bitcoin.
Từ góc độ cơ bản và dễ hiểu hơn, chúng ta có thể tưởng tượng rằng mạng Bitcoin đưa ra một vấn đề khó khăn cho tất cả các thợ đào để giải quyết. Những người khai thác có máy mạnh hơn (thường được đo bằng hashrate) và các giải pháp nhanh hơn sẽ giải quyết các thuật toán nhanh hơn.
Hashrate (hay Hashrate) là một máy tính dùng để mã hóa dữ liệu theo hàm băm với cơ chế đồng thuận (PoW) được sử dụng trong các mạng như: SHA-256 của Bitcoin, Ethash của Ethereum và Equihash của Zcash. và các thuật toán của Hashrate đại diện cho sức mạnh tính toán của mạng, bảo mật và khả năng chống tấn công chung của mạng.
Hashrate cũng tiết lộ nhiều thông tin quan trọng đối với Bitcoin. Trong xu hướng giảm cuối cùng từ năm 2021 đến năm 2022, giá Bitcoin đã giảm từ 67.000 USD xuống còn 16.000 USD. Tuy nhiên, tỷ lệ băm của Bitcoin tiếp tục đạt ATH (mức cao mới). Điều này cho thấy Bitcoin vẫn là một tài sản “cạnh tranh” mạnh mẽ hơn đối với những người khai thác. Cũng trong giai đoạn này, dòng tiền vĩ mô bị thắt chặt, cùng với áp lực bán bitcoin để duy trì hoạt động của các nhà máy khai thác đã khiến giá bitcoin giảm mạnh.
3.4 Bitcoin Halving
Bitcoin Halving là một sự kiện đã được thiết lập từ trước. Cứ 210.000 khối Bitcoin được tạo ra (khoảng 4 năm), thì phần thưởng cho việc khai thác một khối Bitcoin mới sẽ giảm một nửa (1/2).
Đây cũng là một trong những yếu tố làm cho Bitcoin có giá trị hơn các đồng coin khác và tiền pháp định. Ngoài ra, Bitcoin Halving còn được coi là một chỉ số giúp dự đoán sự lên xuống của Bitcoin trong mỗi chu kỳ.
Các cột mốc Bitcoin Halving:
- Kể từ ngày 3 tháng 1 năm 2009, mạng Bitcoin đã tạo ra trung bình 50 BTC cứ sau 10 phút.
- Kể từ lần giảm một nửa số 1 của Bitcoin (28 tháng 11 năm 2012), 5.250.000 BTC đã được tạo ra, trung bình 25 BTC cứ sau 10 phút.
- Kể từ khi Bitcoin Halving số 2 (ngày 9 tháng 7 năm 2016), 2.625.000 BTC đã được tạo ra, trung bình 12,5 BTC cứ sau 10 phút.
- 312.500 BTC đã được tạo kể từ khi Bitcoin Halving số 3 (ngày 11 tháng 5 năm 2020). Đây là trung bình 6,25 BTC cứ sau 10 phút.
- Bitcoin Halving số 64 (đến năm 2140): Bitcoin không còn được khai thác nữa.
5. Các hình thức đào Bitcoin
Đào Bitcoin có thể thực hiện theo nhiều hình thức, mỗi hình thức sẽ có hiệu quả khác nhau.
5.1 Khai thác trên PC
Trong những ngày đầu của Bitcoin, thợ đào sử dụng PC của họ để đào Bitcoin bằng phần mềm khai thác. Tuy nhiên, do độ khó của vấn đề tăng lên đáng kể, việc đào Bitcoin trên PC hiện không hiệu quả.
5.2 Khai thác với GPU
Khi đào Bitcoin trên PC trở nên không hiệu quả, một số người đã chuyển sang sử dụng GPU (card đồ họa) để đào Bitcoin. Vì GPU có sức mạnh xử lý đồ họa lớn hơn CPU (bộ xử lý), điều này giúp việc đào Bitcoin hiệu quả hơn. Cũng chính nguyên nhân này đã đẩy giá của GPU lên cao.
5.3 Khai thác với ASIC
Ngày nay, những người đào Bitcoin chuyên nghiệp đào Bitcoin bằng cách sử dụng các thiết bị đặc biệt có tên là Mạch tích hợp dành riêng cho ứng dụng (ASIC). ASIC được thiết kế để thực hiện các tính toán đào Bitcoin nhanh hơn so với máy tính hoặc GPU truyền thống.
5.4 Khai thác trên nền tảng đám mây
Đây là một loại đào Bitcoin được cung cấp bởi các công ty đào Bitcoin trên nền tảng đám mây. Thay vì mua và sử dụng thiết bị khai thác, người dùng có thể thuê công ty này để đào Bitcoin. Tuy nhiên, hình thức đào Bitcoin này sẽ phải bỏ ra chi phí cao và niềm tin vào các công ty này cũng đang nhận sự tranh cãi, chính vì thế nên hình thức đào Bitcoin bằng nền tảng đám mây ít phổ biến hơn những hình thức khác.
5.5 Nhóm khai thác Bitcoin
Đào Bitcoin theo các nhóm được gọi là nhóm khai thác (Mining Pool). Đây là hình thức đào Bitcoin phổ biến nhất hiện nay, cho phép những người khai thác kết hợp sức mạnh tính toán để giải quyết các vấn đề khó khăn và chia sẻ phần thưởng khai thác. Khi một khối mới được tìm thấy, phần thưởng sẽ được phân bổ đồng đều cho tất cả những người khai thác tham gia vào nhóm khai thác.
5.6 Đào Bitcoin trên các nền tảng khác
Ngoài các hình thức đào Bitcoin truyền thống, hiện nay còn có các hình thức đào Bitcoin khác, chẳng hạn như khai thác trên điện thoại thông minh, khai thác trên nền tảng trò chơi và khai thác trên thiết bị IoT (Internet of Things). Đó là một lượng bitcoin nhỏ và không hiệu quả bằng các hình thức truyền thống.
6. Bitcoin có hợp pháp không?
Tại Việt Nam chưa có quy định hay khung pháp lý nào liên quan đến Bitcoin hay blockchain, tuy nhiên các giao dịch trao đổi mua bán hàng hóa sẽ không được phép sử dụng tiền ảo nói chung và Bitcoin nói riêng.
Ngoài ra, vì khai thác Bitcoin tốn nhiều năng lượng nên hiện nay có một số nước ngăn cấm việc đào Bitcoin.
Xem thêm: Bitcoin Dominance là gì và có ảnh hưởng như thế nào đến thị trường crypto?
7. Vì sao Bitcoin bị xem là lừa đảo?
7.1 Bitcoin là một loại tiền ảo
Như bạn đã biết thì tiền ảo vẫn chưa được pháp luật công nhận như tiền pháp định, vẫn chưa được chấp nhận trong việc dùng làm phương tiện trao và chỉ là tài sản ảo nên tính thanh khoản không cao như cổ phiếu.
7.2 Tài sản liên quan đến nhiều hoạt động bất hợp pháp
Tiền ảo hiện chưa có 1 khung pháp lý riêng nào và chính phủ không can thiệp, tính ẩn danh cao. Nên thường được các tội phạm lợi dụng những điểm yếu này để thực hiện rửa tiền.
7.3 Không có khung pháp lý rõ ràng
Bitcoin hiện nay phát triển với tốc độ chóng mặt nhưng ít có quốc gia nào có khung pháp lý rõ ràng cho tiền ảo hay cụ thể hơn là Bitcoin, kể cả các nước lớn như: Mỹ, Trung Quốc,…
8. Tính pháp lý của Bitcoin trên toàn thế giới và Việt Nam
Trước khi đầu tư vào Bitcoin, bạn nên tìm hiểu kỹ luật pháp Việt Nam để hạn chế rủi ro.
Luật tiền điện tử phổ biến trên toàn thế giới được chia thành bốn trường ở 246 quốc gia. Mỗi màu đại diện cho việc chấp nhận, trung lập, bất hợp pháp,..
- Hợp pháp (xanh lá cây) và trung lập (cam): 99 quốc gia
Các quốc gia hợp pháp là các quốc gia xanh như: Canada, Mỹ, Brazil, Pháp… đây là những quốc gia cho phép mua, bán, lưu trữ và thậm chí thanh toán bằng Bitcoin. Các quốc gia cởi mở nhất với Bitcoin là El Salvador, quốc gia có tổng thống chấp nhận Bitcoin thanh toán và sử dụng kho bạc quốc gia để mua Bitcoin.
Các nước trung lập có màu cam, ví dụ: Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia,… Đây là những quốc gia nơi thương mại và lưu trữ được phép. Tuy nhiên, việc sử dụng Bitcoin để thanh toán hàng hóa và dịch vụ vẫn không được phép.
- Bị hạn chế (hồng nhạt) & bất hợp pháp (hồng đậm): 17 quốc gia
Bitcoin được coi là bất hợp pháp hoặc bị hạn chế ở một số quốc gia: Nga, Trung Quốc,… Những nước này cấm các hoạt động liên quan đến Bitcoin và tiền điện tử. Trung Quốc là quốc gia đã cấm đào Bitcoin và áp đặt khung pháp lý nghiêm ngặt đối với nhiều sàn giao dịch trong nước. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là mọi người sẽ từ bỏ tiền điện tử. Bất chấp lệnh cấm, thực tế là Trung Quốc vẫn là một trong những quốc gia có sức mạnh đào Bitcoin lớn nhất thế giới.
- Không có thông tin (màu xám): 130 quốc gia
Cuối cùng, có những quốc gia vẫn chưa công bố thông tin.
Với những thông tin hữu ích trên đây thì bạn đã biết được đào Bitcoin là gì và thuật toán nào dùng để đào Bitcoin. Tuy nhiên hiện nay nhiều quốc gia không chấp nhận và lên án việc đào Bitcoin vì tốn quá nhiều năng lượng điện, nước trong quá trình đào. Bên cạnh những thông tin về đào Bitcoin, thì tại DK Tech cũng cung cấp các dịch vụ: thiết kế website blockchain, thiết kế sàn giao dịch tiền điện tử, thiết kế website theo yêu cầu, thiết kế app theo yêu cầu,… bạn có thể liên hệ để được tư vấn nhanh nhất nhé.