Tổng hợp thuật ngữ crypto mà bạn nên biết

Lĩnh vực crypto rất đa dạng và có nhiều thuật ngữ mới lạ. Để giúp bạn hiểu về các thuật ngữ crypto để nghiên cứu các thông tin dự án thì sau đây DK Tech sẽ liệt kê và giải đáp những thuật ngữ crypto thường xuất hiện và hay được nhắc đến.

1. Airdrop coin

Airdrop coin trong thị trường tiền điện tử là việc mà dự án sẽ gửi token đến địa chỉ ví của người dùng khi họ đáp ứng điều kiện của dự án. VD: người dùng của dự án, đăng ký tài khoản

Các chiến dịch Airdrop coin thường là cách để tiếp cận nhiều người dùng tìềm năng, quảng bá cho dự án.

2. Altcoin

Altcoin là một thuật ngữ dùng để chỉ tất cả các loại tiền điện tử ngoại trừ Bitcoin (BTC). Altcoin đầu tiên được ra mắt vào năm 2011 và cho đến nay đã có hàng nghìn loại khác nhau. Vì vậy, ngoài Bitcoin thì các đồng tiền khác được gọi là altcoin.

Altcoin ban đầu được phát triển để cải thiện những điểm yếu của Bitcoin như tốc độ giao dịch và mức tiêu thụ năng lượng. Tuy nhiên, khi công nghệ tiến bộ, các altcoin ngày càng trở nên hữu ích hơn với các mục đích khác nhau của các nhà phát triển tiền điện tử.

3. Blockchain

Blockchain là một cơ sở dữ liệu phi tập trung giúp lưu trữ thông tin trên các mạng và được kết nối với nhau, có thể mở rộng quy mô theo lượng thông tin được cập nhật. Tuy nhiên, đặc tính của blockchain là sẽ không thể bị thay đổi bởi các cá nhân hoặc tổ chức.

4. CEX

Centralized Exchanges (CEX) là sàn giao dịch tập trung, các loại sàn này được quản lý bởi một bên trung gian (công ty hoặc tổ chức chủ sở hữu sàn). Tất cả tài sản mà người dùng gửi vào sàn (ví sàn) đều được quản lý và quản lý bởi một công ty hoặc tổ chức. Có thể kể đến các sàn giao dịch tập trung phổ biến như: Okex, Binance và Huobi,…

5. DEX

DEX là sàn giao dịch phi tập trung, tại đây bạn có thể trao đổi tiền điện tử giữa các nhà giao dịch thông qua smart contract mà không có can thiệp của bên thứ 3 (công ty, tổ chức trung gian).

Ví dụ: Sushiswap, PancakeSwap và Uniswap.

6. Dapp

Dapp (Decentralized Application) là một ứng dụng phi tập trung, chúng được hoạt động độc lập chịu sự chi phối của bất kỳ bên trung gian nào. Ngoài ra, Dapp vận hành trên nền tảng blockchain nên đảm bảo tính minh bạch, không thể thay thế. Bạn có thể thấy các Dapp trong ở dạng: hệ thống thanh toán, hệ thống phân phối, hệ thống lưu trữ và chia sẻ dữ liệu, trò chơi,…

Một số ví dụ về Dapp nổi bật: Uniswap (sàn giao dịch phi tập trung), Axie Infinity (trò chơi trực tuyến trên nền tảng blockchain), CryptoKitties,…

7. Defi

DeFi được biết đến là hệ thống tài chính phi tập trung có sẵn trên mạng chuỗi khối phi tập trung công khai. Các giao dịch trên Defi đều là các giao dịch ngang hàng và không có sự can thiệp của bên thứ 3.

Các hoạt động diễn ra trong DeFi tương tự như CeFi. Cụ thể, người tham gia có thể gửi tiền, cho vay, mượn, thực hiện giao dịch, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn,…

8. ERC20

ERC20 (Ethereum Request for Comments) là tiêu chuẩn của hệ thống mạng Ethereum, được sử dụng phổ biến nhất cho các hợp đồng thông minh trên chuỗi khối Ethereum khi phát hành mã thông báo.

Ngoài ERC20, còn có các tiêu chuẩn mã thông báo trên mạng Ethereum như:  ERC223, ERC721,…

9. Fiat

Fiat hoặc tiền tệ Fiat là tiền tệ do chính phủ phát hành hay tiền tệ trực thuộc một quốc gia nào đó, giá trị của nó dựa trên sức mạnh tài chính của quốc gia phát hành.

10. Fork

Fork là sự kiện một một chuỗi khối (blockchain) bị chia thành các chuỗi khác nhau, khi xuất hiện các yếu tố: độ trễ giao dịch, các node không đạt được thỏa thuận về trạng thái tiếp theo trong chuỗi khối.

Có 3 loại fork phổ biến nhất:

  • Temporary fork: xảy ra khi hai công cụ khai thác khai thác các khối mới cùng một lúc.
  • Hard fork: xảy ra khi giao thức chuỗi khối thay đổi, nhưng không hỗ trợ khả năng tương thích ngược với các giao thức cũ hơn.
  • Soft fork: xảy ra khi giao thức chuỗi khối thay đổi để nó có thể tiếp tục hỗ trợ khả năng tương thích ngược với các giao thức cũ hơn.

11. Whitepaper

Whitepaper hay còn được biết đến là sách trắng của một dự án crypto, nhằm giúp cho các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về dự án và quyết định xem mình có nên đầu tư vào dự án này không.

Nội dung whitepaper thường bao gồm:

  • Thông tin chung về dự án.
  • Lợi ích cho các nhà đầu tư tham gia.
  • Mô tả tiềm năng và điểm nổi bật của thị trường.
  • Mô tả về tiền điện tử và tính ứng dụng của dự án.
  • Giá thầu tiền điện tử.
  • Kế hoạch sử dụng vốn huy động.
  • Đội ngũ sáng lập và quản lý dự án.
  • Lộ trình phát triển dự án.

12. Whitelist

Whitelist là danh sách các cá nhân, tổ chức được chọn để tham gia mua coin từ giai đoạn đầu của dự án ICO, thường được mua với mức giá khởi điểm.

Xem thêm: Chi tiết về Whitelist là gì?

13. Faucet

Đây là hình thức đào coin miễn phí bằng cách hoàn thành những nhiệm vụ (xem video, giới thiệu bạn bè, nhập captcha,…) để nhận lại phần thưởng cho mình. Tuy nhiên, phần thưởng này sẽ rất nhỏ và bạn phải mất rất nhiều thời gian để kiếm được nhiều đồng coin.

14. Launchpad

Launchpad là cách thức mà nhà đầu tư sẽ mua những đồng coin chưa được niêm yết trên sàn và sau khi niêm yết sẽ có giá trị gấp nhiều lần so với thời điểm ban đầu. Tuy nhiên, để tham gia Launchpad thì bạn cần phải đáp ứng những điều kiện của nền tảng mua bán Launchpad thì mới có thể tham gia vào.

15. Halving

Halving là sự kiện thắt chặt lại quá trình khai thác coin, hay nói cách khác là làm chậm quá trình khai thác coin, khi sự kiện này diễn ra là thời điểm mà phần thưởng khai thác (coin) sẽ giảm đi nhằm giảm tình trạng lạm phát của thị trường tiền điện tử.

16. NFT

NFT (Non-Fungible Token) là một loại tài sản không thể thay thế, hoạt động dựa trên nền tảng blockchain, tương tự như Ethereum hoặc Bitcoin. Các NFT có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau: hình ảnh, tranh vẽ, vật phẩm game,…

Xem thêm: NFT là gì?

17. Layer 2 blockchain là gì

Layer 2 trong blockchain được biết đến là giải pháp để mở rộng và phát triển cho Layer 1, khi Layer 1 có tốc độ giao dịch chậm, vận hành tốn nhiều thời gian và công sức và nhiều hạn chế khác.

18. Tokenomics

Tokenomics một yếu tố gắn liền với sự duy trì và phát triển của dự án, hay nói cụ thể hơn Tokenomics là bao gồm các yếu tố: nguồn cung, cách giảm phát, tiện ích của token,… mà được chủ dự án lập ra để duy trì sự bền vững cho dự án crypto.

19. Smart contract

Hợp đồng thông minh (smart contract) là thuật ngữ mô tả một bộ giao thức ứng dụng công nghệ blockchain, giúp tự động thực hiện các điều khoản và thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng. Các điều khoản được thỏa thuận và quy định trong hợp đồng thông minh có cùng bản chất và giá trị như hợp đồng pháp lý truyền thống.

Hợp đồng thông minh sẽ tự động thực hiện khi các bên đáp ứng điều khoản mà không có sự can thiệp từ bên ngoài, nhằm đảm bảo độ chính xác, minh bạch trong việc thực thi và cũng có thể dễ dàng truy cập thông tin khi cần thiết.

20. Quyền chọn nhị phân (BO)

Quyền chọn nhị phân hay Binary Option (BO) là việc mà người dùng dự đoán giá của tiền điện tử tăng hay giảm trong một khoảng thời gian ngắn. Nếu thắng là khi bạn dự đoán đúng và sẽ mất tiền nếu dự đoán sai.

21. Bắt đáy

Bắt đáy (bottom fishing) là một thuật ngữ crypto đề cập đến việc mua tiền mã hóa giá thấp của nhà đầu tư. Mục đích của việc bắt đáy là hy vọng rằng tiền điện tử sẽ tăng giá trị sau một thời gian. Sau đó, bạn có thể thực hiện lệnh bán và kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá.

22. Đu đỉnh

Trên thực tế, swing top (đu đỉnh) là một thuật ngữ mật mã được các trader Việt Nam sử dụng khi tình cờ mua được coin hoặc token với giá cao. Thật không may, giá giảm và chúng tôi không thể bán nó ngay lập tức.

Tại thời điểm này, bạn chỉ có hai lựa chọn. Bạn phải giữ khoản lỗ của mình và đợi chúng tăng lên hoặc dừng khoản lỗ của bạn.

Trên đây là những thuật ngữ crypto được đề cập phổ biến nhất, tuy nhiên lĩnh vực crypto khá rộng nên cũng còn nhiều thuật ngữ khác. Và để có thể hiểu sâu hơn thì bạn cần phải tự tìm tòi, nghiên cứu để tích lũy cho mình nhiều thông tin hơn nửa.

Xem thêm: Dịch vụ thiết kế sàn giao dịch tiền ảo tại DK Tech

DMCA.com Protection Status

You cannot copy content of this page