Galxe, GAL token là gì và cách thức hoạt động ra sao?

Galxe được xem là địa điểm đáng tin cậy của các dự án, kết hợp với nhiều chương trình và đem lại nhiều cơ hội cải thiện lợi nhuận cao cho người dùng. Vậy galxe là gì? Làm thế nào để sử dụng một cách hiệu quả. Hãy cùng DK Tech tham khảo qua bài viết này nhé.

1. Galxe là gì?

Galxe hay GAL (Project Galaxy) là một dự án Web 3.0 tiềm năng lớn nhất thế giới, với hơn 1 triệu người dùng tham gia. Ngoài ra thì galxe cũng hỗ trợ cho các hạ tầng khác như:  NFT, DeFi, GameFi.

Galxe ra đời với mục đích cung cấp module ứng dụng, API thông tin xác thực và công cụ Oracle giúp cho các nhà phát triển dự án Web 3 để tận dụng việc xác thực kỹ thuật số và NFT nhằm xây dựng, phát triển cộng đồng và sản phẩm tốt hơn.

2. GAL token là gì?

GAL token hay GAL coin là một đồng coin của hệ sinh thái Galxe, xây dựng dựa trên nền tảng Ethereum ERC20, Binance Smart Chain BEP20. Ra đời nhằm mục đích thanh toán cho những hoạt động trong hệ sinh thái Galxe: Module ứng dụng, Galaxy Oracle Engine, API xác thực thông tin.

Mặc khác thì người nắm giữ coin GAL có thể bỏ phiếu cho các đề xuất quản trị, quyết định về phí nền tảng Galxe.

Với tổng cung hiện tại là 200.000.000 coin GAL sẽ được chia như sau: 

  • 33% sẽ bao gồm: 6% Ecosystem, 2% Reward, 10% Foundation, 15% Marketing
  • 25.77% Token Sale (Investors): 5% CoinList Public Sale, 10.63% Growth Backer Round 1, 10.14% Growth Backer Round 2
  • 20% Community Treasury
  • 15% Team
  • 6.23% Advisors & Partners

Trong đó thì Token Sale đã được mở bán 10.000.000 trên Coinlist vào 17/2/2022.

Và ở thời điểm hiện tại thì giá của coin GAL đang ở mức 40.730 vnđ/coin và có sự tăng trưởng khá mạnh trong thời gian gần đây.

Xem thêm: Walletconnect là gì và cách sử dụng walletconnect

3. Cách thức hoạt động của Gaxle

Đầu tiên Galxe được xây dựng kiểu dáng plug-and-play của các mô-đun NFT, các dự án này có thể tùy chỉnh sử dụng để chạy chiến dịch, thu thập các dữ liệu thông tin hữu ích và cấp NFT dựa trên các thông tin đã được xác thực cho những người đóng góp cho chiến dịch. Ngoài ra để chạy một chiến dịch, các dự án cũng có thể sử dụng dữ liệu đã thu thập để lập một hệ thống khen thưởng cho những thành viên đóng góp tích cực và các thành viên trung thành.

Nói theo cách đơn giản thì người dùng có thể mua các dữ liệu chứng thực (credentials) từ trước và bán ra khi nhu cầu của bộ thông tin đó tăng cao.

Một điều quan trọng cần nhắc đến khi nói về Gaxle là việc phát hành NFT, đây là một phần của chiến dịch giúp các dự án không nhất thiết phải sử dụng mã thông báo để thúc đẩy tăng trưởng và vượt qua các vấn đề tăng trưởng đã được đề cập trước đó. Điều này cũng ngụ ý rằng các dự án không có mã thông báo cũng có một phương pháp dễ tiếp cận để thúc đẩy tăng trưởng và giữ chân người dùng.

Mạng dữ liệu của Gal cũng là một mạng phi tập trung và mở, điều này có nghĩa là người dùng thực sự sở hữu dữ liệu mà họ đang sử dụng.

Một vài yếu tố quan trọng khác là xem xét cách các thành viên khác nhau trong mạng Galxe tương tác với nhau:

  • Thứ nhất, chúng ta có các dự án muốn thúc đẩy tăng trưởng. Một số dự án có thể có mã thông báo, trong khi một số khác không. Với các mô-đun của dự án galxe, một dự án có thể dễ dàng thúc đẩy tăng trưởng bằng cách sử dụng hoặc không sử dụng mã thông báo. Với các phần thưởng dựa trên thông tin xác thực, họ có thể dễ dàng giữ chân người dùng.
  • Tiếp theo, Galxe có những người quản lý dữ liệu, những người đóng góp dữ liệu cho mạng. Những người quản lý này đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức mọi thứ và được khuyến khích về mặt kinh tế thông qua việc thanh toán khi các dự án sử dụng thông tin đăng nhập.
  • Cuối cùng, chúng ta có người dùng, người đóng góp thông tin xác thực của họ cho mạng. Đối với Gal, khái niệm người dùng ám chỉ việc cá nhân tham gia hoặc sử dụng các dự án dành cho nhà phát triển, chứ không phải riêng dự án đó. Với các thành tựu mã thông báo trên chuỗi Galxe hoặc OAT, các nhà phát triển có thể xác thực rằng người dùng đã tham gia vào một sự kiện cụ thể thông qua các thông tin đăng nhập và thưởng của họ được cung cấp. Phần thưởng có thể đến từ việc người dùng tham gia chiến dịch, đóng góp cho cộng đồng của dự án, và nhiều hoạt động khác.

Cách hoạt động galxe

4. Hướng dẫn sử dụng Gaxle 

Khi tham gia Galxe, người dùng sẽ dễ dàng tiếp cận thông tin trên trang chủ thông qua việc sử dụng các bộ lọc và chiến dịch nổi bật được hiển thị rõ ràng. Bên trái màn hình, người dùng có thể sử dụng bộ lọc để hiển thị các sự kiện tương ứng phía bên phải, bao gồm:

Available to Claim: Hiển thị các sự kiện đã hoàn thành và sẵn sàng để nhận NFT. Khi được chọn, các mục khác trong bộ lọc sẽ tự động tắt.

Eligibility Criteria: Hiển thị các sự kiện có nhiệm vụ cần tham gia và đáp ứng yêu cầu từ bên thứ ba như:

  • Twitter Space: Yêu cầu tham gia các không gian như AMA trên Twitter để hoàn thành. Lưu ý rằng việc tham gia trực tiếp sẽ được ghi nhận, không bao gồm việc nghe lại bản ghi âm
  • Twitter Engagement: Yêu cầu tương tác trên Twitter như thích, retweet, theo dõi…
  • Discord Voice Channel: Yêu cầu tham gia phòng trò chuyện giọng nói trên discord. Để có tên trong danh sách lưu lại, người dùng nên tham gia trực tiếp.
  • Discord Engagenment: Yêu cầu tương tác trên Discord như tham gia, bình luận trong các kênh cụ thể, sở hữu vai trò..
  • Snapshot Voter: Yêu cầu tham gia bỏ phiếu trên Snapshot bằng token của dự án.
  • Github Contributor: Yêu cầu tham gia đóng góp trên Github của dự án. Đây là loại nhiệm vụ không phổ biến và ít xuất hiện trên Gal.
  • On-chain Activity: Yêu cầu tương tác trực tiếp trên dự án, thường là giao dịch với khối lượng nhất định hoặc sở hữu token/NFT cụ thể.

Reward Type: Loại phần thưởng người dùng sẽ nhận được khi hoàn thành nhiệm vụ, bao gồm:

  • OAT (On-chain Achievement Token): Được phân phối trên mạng lưới Polygon, OAT là loại token tượng trưng cho thành tựu người dùng khi tham gia dự án trên Galxe.
  • NFT (Non-fungible Token): Là loại token không thể thay thế, biểu trưng cho sự sở hữu hoặc quyền hạn đặc biệt đối với một tài sản kỹ thuật số cụ thể. Thông thường, OAT được sử dụng như chứng chỉ để mở các nhiệm vụ có giá trị trong tương lai.
  • Custom Reward: Bao gồm các phần thưởng khác ngoài OAT và NFT, ví dụ như USDT, USDC, Whitelist,..

Reward Distributed on: Mạng lưới mà phần thưởng được phân phối trên.

Status: Hiển thị trạng thái hiện tại của sự kiện.

  • Active: Đang diễn ra
  • Not Started: Chưa diễn ra.
  • Expired: Đã kết thúc.

Bài viết liên quan: Lending coin là gì trong crypto??

Hướng dẫn sử dụng galxe

5. Ưu điểm của Gaxle 

Sau khi tìm hiểu các khái niệm về galxe là gì và cách hướng dẫn sử dụng của Gal, đến đây chắc có lẽ các bạn cũng đã hiểu phần nhỏ nào đó về Galxe. Vậy Gal có những ưu điểm gì nổi trội hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

  • Ưu điểm đầu tiên các đối tác đã được chứng nhận: Đa số các chiến dịch hay nhiệm vụ trên Galxe thuộc các dự án đã được xác nhận và được cấp dấu tích xanh.
  • Trước khi chuyển đến một trang web mới trên Gal, có một cơ chế trung gian được áp dụng. Điều này đảm bảo rằng mỗi khi bạn nhấp vào một liên kết khác, bạn sẽ nhận được một xác nhận trước khi di chuyển đến trang web mới. Mặc dù điều này có thể gây một số rắc rối tạm thời, nhưng nó là một biện pháp an toàn đối với cả người dùng và Galxe.
  • Gal còn cung cấp hỗ trợ phí cho việc Mint NFT và Passport. Nếu bạn là một trong 100.000 người đầu tiên tạo ra Galxe Passport, bạn sẽ được miễn phí 5 USD phí Mint trên mạng BNB Chain. Ngoài ra, Galxe cũng “bao trọn” phí Mint NFT trong một số nhiệm vụ cho người dùng.
  • Galxe hỗ trợ nhiều chuỗi NFT phổ biến. Hiện tại, Galxe hỗ trợ 11 blockchain phổ biến, giúp cho việc đa dạng hóa nhiệm vụ của dự án trên nhiều chuỗi khác nhau. Điều này bao gồm các sự kiện quan trọng từ các chuỗi EVM như Optimism Quest, Arbitrum Enter The Odyssey,..

Ưu điểm galxe

6. Đội ngũ sáng lập Project Galaxy (GAL) là ai?

Nhóm Dự án Galaxy bao gồm hai nhà đồng sáng lập có chuyên môn khác nhau, Harry Zhang và Charles Wayn.

Harry Zhang là người đồng sáng lập và trưởng dự án của Project Galaxy. Trước khi thành lập Project Galaxy, anh ấy cũng là người đồng sáng lập và COO của Lino Network và đồng sáng lập Dlive.tv (đã được sáp nhập vào hệ sinh thái BitTorrent vào năm 2019). Tại Lino và DLive, Harry đã lãnh đạo nhóm xây dựng một sản phẩm phục vụ hơn 10 triệu người dùng hoạt động hàng tháng.

Trước đây, Harry Zhang cũng là Giám đốc Sản phẩm Dữ liệu tại Club Factory, nền tảng thương mại điện tử lớn thứ ba của Ấn Độ khi đó. Tại đây, ông đã thiết kế một chuỗi cung ứng lấy dữ liệu làm trung tâm và hệ thống khuyến nghị ngay từ đầu. Harry có bằng Cử nhân Khoa học Máy tính và Thống kê của Đại học California, Berkeley. Ông cũng từng là Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Trung Quốc (ACE) tại Berkeley từ năm 2016-2017.

Charles Wayn là Đồng sáng lập và Giám đốc Chiến lược của Dự án Galaxy. Trước khi thành lập Project Galaxy, Charles là người đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của DLive.tv.

Sau khi sáp nhập DLive và BitTorrent vào năm 2019, Charles trở thành Phó chủ tịch mảng Giải trí tương tác tại BitTorrent, giám sát một số doanh nghiệp phát trực tuyến bao gồm DLive.tv, Giao thức DLive và Ứng dụng Two. Charles có bằng Cử nhân Kinh tế tại Đại học California, Berkeley. Năm 2017-2018, ông cũng giữ chức chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Trung Quốc (ACE) tại Berkeley.

Đội ngũ sáng lập GAL

7. Đối tác & nhà đầu tư của Project Galaxy (GAL)

7.1 Đối tác của Project Galaxy (GAL)

Project Galaxy hiện có một đối tác, Division Network, trong chương trình LAND Grant của Polygon.

Đây là chương trình hướng tới việc hợp tác với các đối tác chiến lược của Dvision Network. Họ đã bắt đầu một “chương trình tài trợ” với Polygon Studios để tạo không gian cho các nhóm phát triển Web 3.0 phát triển các trò chơi/sản phẩm NFT/Web 3.0 và mang lại nhiều nội dung có giá trị khác nhau cho quá trình tạo metaverse của bộ phận.

Ngoài ra, Project Galaxy đã giành được một trong những NFT LAND cao cấp hiếm hoi có vị trí đẹp nhất ở Metacity (Tokyo).

Hơn 110 dự án hiện đang sử dụng các dịch vụ của Project Galaxy làm nền tảng để phát triển và tương tác nâng cao. Đây đều là những giao thức DeFi hàng đầu như Yearn Finance, Serum, Raydium, 1inch, Alpha Finance Lab và Perpetual Protocol.

Ngoài ra, Project Galaxy còn có các đối tác quan trọng trong hệ sinh thái như Ethereum, Binance Smart Chain, Solana, Fantom, Avalanche hay Arbitrum, một giải pháp cấp hai cho Ethereum.

Xem thêm: SOL là gì? Đánh giá tiềm năng token SOL

7.2 Nhà đầu tư của Project Galaxy (GAL)

Project Galaxy (GAL) đã huy động được khoản đầu tư 10 triệu đô la do Multicoin Capital và Dragon Fly dẫn đầu để biến Project Galaxy trở thành mạng xác thực dữ liệu mở lớn nhất thế giới. Các nhà đầu tư nổi bật khác tham gia vào giao dịch bao gồm: Solana Ventures, Alameda Research, Coinbase Ventures, Haskey Capital và thậm chí cả Binance Smart Chain.

GAL Coin là một dự án có tiềm năng lớn vì nó được hỗ trợ và tài trợ bởi nhiều ông lớn trong ngành.

Tiền của nhà đầu tư sẽ được sử dụng để phát triển mạng dữ liệu có thẩm quyền, mở rộng hỗ trợ cho nhiều nguồn dữ liệu và xây dựng các mô-đun ứng dụng mạnh mẽ giúp các dự án sử dụng dữ liệu hiệu quả hơn.

7.3 Social của Project Galaxy (GAL)

Trước khi ra mắt mã thông báo, hơn 100 đối tác đã chạy hơn 500 chiến dịch trên Project Galaxy, bao gồm: khởi nghiệp cộng đồng, chương trình khách hàng thân thiết, chiến dịch hack tăng trưởng, hệ thống bỏ phiếu tùy chỉnh. Chính vì điều này mà cộng đồng Project Galaxy rất phát triển và có lượng người theo dõi kha khá cho đến nay.

Truy cập kênh cộng đồng Project Galaxy (GAL) để cập nhật về:

  • Twitter: https://twitter.com/ProjectGalaxyHQ
  • Discord: https://discord.com/invite/projectgalaxy
  • Telegram: https://t.me/ProjectGalaxyHQ
  • Website: https://galaxy.eco/
  • Whitepaper: https://docs.galaxy.eco/

Trên đây là những thông tin liên quan đến Gaxle và Gaxle Token. Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích. Ngoài ra thì tại DK Tech cũng có cung cấp các dịch vụ về thiết kế website theo yêu cầu, thiết kế app theo yêu cầu, thiết kế website blockchain, thiết kế sàn giao dịch tiền điện tử,… nếu bạn có nhu cầu thì có thể liên hệ được tư vấn cụ thể hơn.

DMCA.com Protection Status

You cannot copy content of this page