Solana là gì? Đánh giá tiềm năng token SOL

Ngày nay các loại tiền mã hóa đã loại bỏ trung gian các dịch vụ tài chính bằng việc sử dụng các giao dịch ngang hàng. Tuy nhiên, các đồng tiền điện tử phổ biến hiện nay như Bitcoin và Ethereum có các hạn chế về khả năng mở rộng. Solana nổi lên như 1 giải pháp hiệu quả để khắc phục vấn đề như vậy. Vậy Solana là gì? Hãy cùng DK Tech tìm hiểu về Solana và những thông tin về dự án Solana qua bài viết sau đây.
Solana là gì

1. Solana là gì?

Solana là gì – Solana là 1 nền chuỗi blockchain đơn khối được biết đến với tốc độ và hiệu suất hoạt động rất cao. Đây là blockchain web-scale đầu tiên trên thế giới.

Solana được thành lập bởi Anatoly Yakovenko và Raj Gokal vào năm 2018. Solana có mã thông báo SOL là tiền điện tử gốc của nền tảng Solana và đã được sử dụng để thanh toán phí giao dịch. Kể từ sau khi ra mắt thì đến thời điểm hiện tại thì Solana đã phát triển trở thành 1 trong những dự án tiền điện tử lớn nhất trên thế giới, tương tự như: Ethereum và Cardano.

Bởi vì blockchain Solana sử dụng công nghệ đồng thông minh để mà xây dựng các ứng dụng phi tập trung (dApps). Sự phát triển mạnh mẽ của Solana đã giúp cho Solana trở thành đối thủ của các blockchain lập trình lớn khác, bao gồm Ethereum và Cardano và các blockchain khác.

Solana (SOL) đã được tạo ra để giải quyết các hạn chế của blockchain hiện nay như sử dụng khả năng mở rộng và chi phí giao dịch rất cao.

Xem thêm: Ethereum Classic là gì?

2. SOL coin là gì?

SOL là đồng coin của Solana, được sử dụng với mục đích:

  • Thanh toán phí giao dịch trên hệ sinh thái Solana.
  • Phần thưởng cho các Nodes khi tham gia xác minh giao dịch trên Solana nhằm cho mạng lưới luôn hoạt động ổn định.
  • Tham gia bỏ phiếu cho các hoạt động quản trị của mạng lưới Solana.

3. Cách thức hoạt động của Solana

Solana hoạt động và mở rộng quy mô với tốc độ giao dịch nhanh chóng, chi phí giao dịch thấp, tính bảo mật cao. Để đạt được những yếu tố này, Solana đã ứng dụng cơ chế đồng thuận Proof of History (PoH) kết hợp cùng Proof of Stake (PoS) và các công nghệ khác. Cụ thể như sau:

3.1 Thuật toán đồng thuận Proof of History (PoH)

Giúp tăng tốc độ giao dịch, loại bỏ các chương trình theo dõi thời gian. Thông qua các xác minh thời gian và trình tự diễn ra của các giao dịch, cung cấp phương tiện mã hóa thời gian và blockchain để giảm tải cho các nút mạng Nodes khi xử lý.

3.2 Cơ chế đồng thuận Tower BFT

Giúp đưa ra quyết định nhanh, giảm chi phí liên lạc và độ trễ. Hoạt động bằng khi chỉ cần đủ 2/3 người tham gia biểu quyết là sẽ đưa ra biểu quyết cuối cùng.

3.3 Giao thức truyền chuối khối Turbine

Giúp giải quyết vấn đề băng thông để tăng tốc độ truyền tải một lượng lớn dữ liệu. Thực hiện bằng cách chia các dữ liệu thành các đơn vị nhỏ hơn, sau đó các dữ liệu sẽ được truyền đến Validator (trình xác thực) khác nhau. Sau khi truyền đến Validator thì dữ liệu sẽ tiếp tục truyền đến Neighborhood và Neighborhood sẽ tiếp tục truyền theo cách nối tiếp nhau.

3.4 Giao thức chuyển tiếp Gulf Stream

Giúp giảm thời gian xác nhận và chuyển đổi các Leader được nhanh hơn, đồng thời cũng giúp giảm áp lực bộ nhớ lên Validator, khi các giao dịch chưa được xác nhận.

3.5 Công cụ xử lý các giao dịch song song – Sealevel

Thông thường các blockchain chỉ xử lý được các giao dịch 1 chiều nhưng với Sealevel thì giúp cho Solana có thể xử lý song song các giao dịch cùng một lúc.

3.6 Xử lý giao dịch Pipelining

Giúp cho luồng dữ liệu được xử lý nhanh gọn bằng cách đảm bảo cho các phần cứng luôn hoạt động trơn tru. Dễ hiểu hơn là khi luồng dữ liệu đầu vào thường phải xử lý qua nhiều bước, nhưng nếu xử lý bằng Pipelining thì mỗi phần cứng sẽ chịu trách nhiệm xử lý từng bước.

3.7 Bộ nhớ mở rộng Cloudbreak

Giúp giảm mức độ phụ thuộc vào phần cứng và sử dụng Cloudbreak để làm giải pháp mở rộng chiều ngang mà không bị phân mảnh dữ liệu.

3.7 Lưu trữ dữ liệu Archivers

Giảm bớt tải cho trình xác thực, giúp tăng hiệu suất cho trình xác thực dữ liệu. Bằng việc giao trách nhiệm lưu trữ dữ liệu cho Archivers (trình lưu trữ dữ liệu), người lưu trữ sẽ không tham gia đồng thuận.

Xem thêm: Sweatcoin là gì?

4. Lộ trình phát triển của mạng lưới SOLANA

Năm 2017: Solana phát hành Testnet nội bộ đầu tiên (có phiên bản demo) và thành lập công ty thành công. Ban đầu dự án có tên là Loom nhưng mà sau đổi thành Solana.

Quý 2/2018: Solana đã bắt đầu gây quỹ bằng cách xây dựng 1 mạng lưới tiền điện tử mới của mình.

Giữa tháng 4 năm 2018 đến tháng 7 năm 2019: Đã huy động được hơn 20 triệu đô la từ các đợt Private Sale khác nhau.

Quý 3 năm 2020: Trải qua giai đoạn testnet đã được cấp phép, Solana ra mắt trên Mainnet Beta sau khi huy động được hơn 1.76 triệu đô la. Trong giai đoạn này Solana công bố mạng thử nghiệm Tour de SOLANA.

2021: Tiếp tục nâng cấp giai đoạn Beta dự án. Quỹ Solana đã tài trợ cho việc xây dựng phát triển cộng đồng.

5. Tổng quan về đồng SOL của Solana

  • Ticker: SOL
  • Loại Token: Utility Token
  • Thời gian tạo khối: 400 miligiây
  • Tốc độ giao dịch mỗi giây: 65000
  • Tổng cung tối đa: 1.000.000.000 SOL
  • Tổng cung khởi tạo: 500.000.000 SOL
  • Vốn hóa thị trường: 32.6 tỷ đô.
  • Khối lượng giao dịch 24h: 2 tỷ đô.
  • Tổng cung lưu hành: 427.83 triệu.
  • Mức giá cao nhất: 260.06 đô
  • Giá hiện tại: 76.29 đô

Lưu ý: thông tin cập nhật vào 20/12/2023.

6. Các ví lưu trữ đồng SOL (Solana)

Để lưu giữ đồng SOL, bạn cần phải sử dụng ví dành riêng cho SOL hoặc ví multi-chain. Dưới đây là 1 số lựa chọn ví lưu trữ đồng SOL:

  • Ví sàn: Gồm tất cả sàn giao dịch hỗ trợ SOL, như Binance, By Bit ,..
  • Ví Web gồm có: SolFlare, Sollet,…
  • Ví Mobile: C98 Wallet, Trust Wallet…
  • Ví cứng gồm có: Ví Ledger Nano, ví Trezo,…

Xem thêm: ACH coin là gì?

7. Tiềm năng của Solana

Solana là một trong những đồng tiền có vốn hóa lớn trên thị trường hiện nay và tiềm năng phát triển lớn khi Solana có khả năng mở rộng, phí giao dịch thấp và dễ dàng sử dụng.

Một minh họa cho tiềm năng phát triển của Solana là kể từ khi ra mắt thì Solana đã giải quyết được hơn 50 tỷ giao dịch và đã có hơn 5.8 triệu mã thông báo không thể thay thế (NFT) và theo nhận định thì Solana có thể canh tranh ngang hàng với Visa trong tương lai.

Ghi chú: quý 3/2021 thì Visa đã xử lý 144.7 tỷ giao dịch.

8. Có nên đầu tư vào Solana không?

Ghi nhận trong quý 4/2021, đồng SOL tăng nhanh chóng và đạt ngưỡng cao nhất lên đến 260 đô, tuy nhiên sau sự kiện sụp đổ của sàn FTX thì cũng tạo nên sự sụt giảm nhanh chóng của đồng coin này. Mức giá hiện tại của Solana là 76.29 đô giảm hơn 50% và cũng đang có chiều hướng tăng trưởng trở lại.

Việc đầu tư vào Solana có rất nhiều tiềm năng nhưng bên cạnh những tiềm năng này thì cũng kèm theo những rủi ro, nhà đầu tư nên cân nhắc, phân tích kỹ càng trước khi đưa ra lựa chọn đầu từ. Vì thị trường tiền ảo có biên độ dao động rất mạnh và không giới hạn biên độ như ở thị trường chứng khoán.

8.1 Ưu điểm của Solana

  • Tính thanh khoản cao và có sẵn trên các sàn giao dịch lớn.
  • Tốc độ giao dịch nhanh, vốn hóa thị trường lớn.
  • Chi phí giao dịch thấp, chỉ 0.01 USD.
  • Đa ngôn ngữ lập trình: RUST, C, C ++ và Libra’s Move.
  • Khả năng mở rộng chuỗi khối nhanh và không bị tắc nghẽn như Bitcoin, Ethereum,…
  • Được bảo mật theo cấp độ doanh nghiệp, đảm bảo an toàn cho người dùng.

8.2 Nhược điểm của Solana

  • Nhà đầu tư quen với hệ sinh thái Ethereum thì hệ sinh thái này sẽ khó khăn trong việc cạnh tranh.
  • Đồng SOL không hoàn toàn phi tập trung, khi vẫn có nhiều SOL đang được nắm giữ bởi các chủ dự án ban đầu.
Nhìn chung thì đồng Solana có nhiều tiềm năng phát triển và giải quyết được nhiều vấn đề mà các hệ sinh thái khác chưa thực hiện được. Tuy nhiên sau sự sụp đổ của FTX thì Solana cũng chịu ảnh hưởng nặng nề nên bạn suy xét nhiều yếu tố để đưa ra quyết định có nên đầu tư cho đồng coin của Solana (SOL) hay không. Bên cạnh những thông tin về Solana thì nếu bạn có nhu cầu thiết kế web mua bán tiền ảo thì có thể liên hệ DK Tech để được thiết kế với giao diện đẹp mắt, tốc độ load nhanh và bảo mật tốt.
DMCA.com Protection Status

You cannot copy content of this page