Website là gì và website có những loại nào?

Website là thuật ngữ đã quá quen thuộc với người dùng, khi thời đại internet phát triển. Thông qua website giúp doanh nghiệp có thể biết hơn nhiều đến các thông tin về sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu. Nhưng để giải đáp cụ thể hơn website là gì thì mời bạn cùng DK Tech tham khảo ngay bài viết sau đây.

1. Website là gì?

Website có tên gọi khác là trang web (hoặc trang mạng), đây là nơi tập hợp nhiều trang chứa thông tin gồm văn bản, hình ảnh, video,… được lưu trữ trên máy chủ (hosting), được nằm trên một tên miền (domain).

Website sẽ giúp cho người dùng có thể truy cập vào dù ở bất kỳ đâu, miễn là thiết bị của bạn được kết nối internet để máy chủ có thể trả dữ liệu dựa trên truy vấn của bạn.

Website tồn tại ở dạng tập tin HTML hoặc XHTML và bạn có thể truy cập vào website thông qua giao thức HTTP hay HTTPS.

Để thiết kế website, lập trình viên có thể viết bằng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau như: PHP, JavaScript, TypeScript,…

2. Các thuật ngữ liên quan đến website

Trước khi đến cách mà website hoạt động thì bạn cần hiểu rõ về những thuật ngữ liên quan:

2.1 Trang web

Trang web hay còn được biết đến với tên gọi khác là webpage, đây là trang tập hợp: văn bản, hình ảnh, tệp tin,… mà sẽ hiển thị trên trình duyệt web khi người dùng truy cập. Tuy nhiên, webpage và website là 2 thuật ngữ hoàn toàn khác nhau, khi webpage là một phần nhỏ trong website.

VD: trang sản phẩm, trang giới thiệu

2.2 Trang thông tin điện tử (website)

Website hay trang thông tin điện tử là hệ thống tin dùng để doanh nghiệp/cá nhân có thể thiết lập một hoặc nhiều trang thông tin tồn tại ở nhiều dạng khác nhau: hình ảnh, âm thanh, văn bản,… nhằm phục vụ cho việc cung cấp và sử dụng trên nền tảng internet.

3. Cấu tạo và cách hoạt động của website

Website thường sẽ là tập hợp của nhiều webpage (trang con) ở dạng các tập tin HTML hoặc XHTML, và chúng sẽ được lưu trữ trên máy chủ (hosting). Khi bạn sử dụng một trình duyệt web (VD: Google, Firefox, Safari,…) thì các trình duyệt web này sẽ thông qua môi trường internet để truy cập vào máy chủ (hosting), để lấy các tập tin HTML hoặc XHTML đã được lưu trữ để hiển thị cho người dùng.

Để hoạt động được trên môi trường internet thì website cần có những thành phần sau:

  • Domain (tên miền): đây là địa chỉ của website để người dùng truy cập vào trang website của bạn thông qua internet.
  • Hosting (web hosting): đây là máy chủ để lưu trữ những dữ liệu và các thành phần khác trên website của bạn.
  • Source Code (mã nguồn website): đây là hệ thống tập tin được các lập trình viên viết bằng các ngôn ngữ lập trình và kết nối lại thành một giao diện cho người dùng trên website.
  • Bandwith (băng thông): là dung lượng để truyền tải dữ liệu của website, thông thường sẽ phụ thuộc vào hosting mà bạn mua.

Ngoài ra còn các yếu tố khác như: banner, menu, sitemap,…

Xem thêm: Vòng đời tên miền quốc tế diễn ra như thế nào?

4. Website gồm những phần nào?

Một giao diện website chuẩn thì sẽ bao gồm các phần cơ bản sau: header, slider/carousel, content area, sidebar, footer.

4.1 Header

Header luôn được đặt ở đầu trang, sẽ hiển thị những trang phụ/danh mục bên trong. Đây là trang quan trọng đối với mọi website, tuy nhiên với những trang để giúp khách hàng tập trung hơn, tăng chuyển đổi thì sẽ không thiết kế phần header, bạn có thể dễ nhìn thấy nhất là các trang landing page.

Thông thường header sẽ bao gồm: logo, thanh điều hướng, trang liên hệ, danh mục sản phẩm/dịch vụ,…

header của website

4.2 Slider/Carousel

Slider là phần hình thể hiện ở dạng băng chuyền nối tiếp nhau, thường sẽ được đặt dưới phần header. Slider sẽ có yêu cầu khá nhiều về mặt hình ảnh cũng như cần nêu những điểm nổi bật của sản phẩm/dịch vụ, giới thiệu sản phẩm mới của doanh nghiệp.

Slider nếu chỉ có duy nhất một hình và ở dạng tĩnh thì sẽ được gọi là banner.

Ngoài ra, thì slider cũng sẽ được thiết kế với các nút kêu gọi hành động (liên hệ ngay, tư vấn ngay, đặt hàng) và đây cũng là phần quan trọng đối với các website yêu cầu về độ thẩm mỹ cao, vì khi truy cập vào website thì slider sẽ hiển thị ngay đến với người dùng.

slider website

4.3 Content area

Content area là yếu tố không thể thiếu trên website, vì đây là khu vực để cung cấp những thông tin cần thiết cho người dùng. Không chỉ tồn tại ở dạng văn bản mà còn có thể thể hiện qua nhiều hình thức khác như: âm thanh, hình ảnh, video,… để tăng sức hấp dẫn và đúng với mục đích của website.

Tuy nhiên, bạn cần trình bày nội dung theo cách dễ hiểu, cung cấp nhiều thông tin bổ ích sẽ giúp cho khách hàng ở lại với website của bạn lâu hơn.

Ngoài ra thì Content area cũng là một yếu tố để đẩy mạnh về SEO, giúp công cụ tìm kiếm hiểu được webpage đang nói về vấn đề gì, kết hợp thêm nhiều yếu tố khác để xếp hạng tìm kiếm.

4.4 Sidebar

Phần này thường được hiển thị ở cạnh phải/trái của màn hình, khi người dùng truy cập vào một website ở bằng máy tính.

Sidebar thường chứa những: bài viết mới nhất, dịch vụ nổi bật cùng các chủ đề liên quan.

4.5 Footer

Đây là phần cuối cùng của website, còn hay gọi là phần chân trang. Khu vực này thường cung cấp các thông tin về: địa chỉ liên hệ, trang mạng xã hội, thông tin, chứng nhận,….

Xem thêm: Lợi ích thiết kế website đối với doanh nghiệp

5. Phân loại website

Website hiện nay được chia làm nhiều loại khác nhau, dựa trên các khía cạnh:

5.1 Cấu trúc lập trình

Dựa theo cấu trúc lập trình thì sẽ có 2 dạng: website tĩnh và website động

  • Website tĩnh (static website): thường dùng các đoạn HTML, CSS, hình ảnh, video,… để tạo nên một giao diện của website. Tuy nhiên có một yếu điểm của website tĩnh là nó được lưu ở dạng .html hoặc .htm cố định nên sẽ không chỉnh sửa được nên sẽ rất khó khăn cho việc thay đổi giao diện.
  • Website động (dynamic website):  Website động (dynamic website): sẽ không cố định và bạn có thể chỉnh sửa, tùy biến dễ dàng. Thường được lập trình bởi các ngôn ngữ như: Java, PHP, ASP, ASP.NET, Python.

Xem thêm: Python là gì?

5.2 Quyền sở hữu

Theo khía cạnh quyền sở hữu thì website sẽ chia làm 2 dạng chính như: website doanh nghiệp và website cá nhân.

  • Website doanh nghiệp: thường dùng để quảng bá dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp đến khách hàng.
  • Website cá nhân: dùng để xây dựng thương hiệu cá nhân, chia sẽ những thông tin hữu ích,…

5.3 Chức năng

Theo chức năng thì sẽ có các dạng sau: website bán hàng, tin tức, diễn đàn/forum, rao vặt, mạng xã hội,…

Trên đây là những thông tin mà DK Tech tổng hợp được để giải đáp cho bạn website là gì và những phân loại của website như thế nào? Hy vọng những thông tin trên đây sẽ thực sự bổ ích cho bạn, chúc có một ngày làm việc vui vẻ.

Xem thêm: Dịch vụ thiết kế website theo yêu cầu có tốc độ tải trang nhanh tại DK Tech

DMCA.com Protection Status

You cannot copy content of this page