Với sự phát triển không ngừng của công nghệ blockchain, việc hiểu rõ về dAPP và cách ứng dụng này hoạt động sẽ giúp bạn tiếp cận với thế giới công nghệ mới mẻ và tiên tiến này. Qua bài viết hôm nay, hãy cùng DK Tech tìm hiểu dApp là gì? Và khám phá thêm về cách hoạt động của dAPP này trên blockchain nhé!
Mục Lục
1. dAPP là gì
dAPP là từ viết tắt của Decentralized Application hay còn được biết đến với cái tên ứng dụng phi tập trung hoạt động trên nền tảng blockchain.
Ứng dụng dAPP là một mô hình mới được tạo ra bởi công nghệ blockchain và các hợp đồng thông minh (Smart Contract). dAPP lần đầu tiên xuất hiện trên Ethereum vào ngày 22/4/2016. Đây là một loại ứng dụng mà dữ liệu và logic của nó được triển khai trên một mạng lưới phân tán, thường là một blockchain. Điều này có nghĩa là dApp không phụ thuộc vào một máy chủ trung tâm, mà thay vào đó sử dụng các nút mạng lưới để lưu trữ và xử lý dữ liệu.
Để nhận biết một ứng dụng có phải là dAPP hay không, bạn có thể áp dụng các tiêu chí sau:
- Mã nguồn mở: Ứng dụng có tích hợp các tiêu chuẩn mở và tương tác với các dApp khác trên cùng một mạng lưới? Khả năng mở rộng và tương tác với các dApp khác thường là một đặc điểm của một dApp.
- Phân cấp: Sử dụng công nghệ mã hóa như blockchain để xây dựng một cấu trúc hệ thống phân tán.
- Phần thưởng: Ứng dụng sử dụng tiền ảo hoặc tài sản kỹ thuật số để tự tạo nguồn năng lượng hoạt động.
- Thuật toán/Giao thức: Dữ liệu trong ứng dụng có được lưu trữ trên nhiều nút trong một mạng lưới phân tán? Có hay không các biện pháp bảo mật để đảm bảo tính toàn vẹn và an toàn của dữ liệu?
2. Cách hoạt động của dAPP
dAPP có khả năng ứng dụng rộng rãi và chủ yếu tập trung vào lĩnh vực tài chính phi tập trung (DeFi). Sau đây là một số quy trình và cách mà dAPP hoạt động:
- dApp hoạt động trên Backend: dApp chủ yếu hoạt động thông qua một phần mềm máy chủ, gọi là Smart Contract. Đây là các hợp đồng tự động, được thiết kế để thực thi các quy định đã được lập trình trước. Các Smart Contract này chạy trên các nền tảng blockchain và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của dApp.
- Thực thi điều kiện Smart Contract: Khi các điều kiện được xác định trong Smart Contract được thực hiện, các giao dịch sẽ được tự động thực hiện.
- Ghi chép và lưu trữ trên blockchain: Tất cả thông tin và giao dịch được ghi lại, lưu trữ và phân phối vĩnh viễn trên các blockchain, được xem như một sổ cái công khai.
- Bảo mật và tính toàn vẹn: Sổ cái công khai của công nghệ blockchain cung cấp tính bảo mật và mật mã đặc biệt, đảm bảo rằng nền tảng dApp gần như không thể bị phá hủy hoặc sửa đổi.
- Xử lý trạng thái giao dịch: Nếu các điều kiện trong Smart Contract không được đáp ứng do một số yếu tố không thỏa mãn, các giao dịch sẽ không được thực hiện và sẽ trở về trạng thái ban đầu, đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong quá trình giao dịch.
Quy trình này thể hiện sự tự động, minh bạch và an toàn mà dApp mang lại. Tính không thay đổi và tính phi tập trung của dApp không chỉ mở ra cơ hội mới trong lĩnh vực tài chính mà còn mở ra cánh cửa sang các ngành công nghiệp khác. Với sự tiến bộ không ngừng của công nghệ blockchain, quy trình và ứng dụng của dApp được kỳ vọng sẽ trở nên hấp dẫn hơn đối với người dùng, đồng thời mở ra nhiều triển vọng hứa hẹn cho sự phát triển và ứng dụng của chúng trong tương lai.
3. Ứng dụng của dAPP
dAPP (Decentralized Application) được sinh ra để giải quyết nhiều vấn đề cụ thể khác nhau trong thế giới công nghệ blockchain.
Ví dụ như để xử lý việc thanh toán, chúng ta có các ứng dụng như Kado trên nền tảng Terra. Còn đối với các giao dịch, các sàn giao dịch phi tập trung (DEX) như: sàn Uniswap, sàn PancakeSwap,… đang ngày càng phổ biến.
Trên hết, một số dAPP tập trung vào các lĩnh vực “trừu tượng” hơn. Ví dụ, ứng dụng Oracle được sử dụng để đưa thông tin từ thế giới thực vào không gian tiền điện tử; hoặc các dự án liên quan đến cơ sở hạ tầng.
Trong lĩnh vực ứng dụng thực tiễn, có một số dAPP chuyên về y tế hoặc phục vụ cho mục đích từ thiện. Ví dụ điển hình đó là Angel Protocol trên nền tảng Terra.
Xem thêm: Dịch vụ thiết kế sàn giao dịch tiền ảo tại DK Tech
4. Ưu nhược điểm của dAPP
Sau khi bạn đã biết về cách hoạt động ứng dụng phi tập trung (dAPP) như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ưu nhược điểm của nền tảng ứng dụng này
4.1 Ưu điểm của dAPP
Đặc điểm của ứng dụng dAPP mang tính phi tập trung. Chính vì thế, dAPP có đầy đủ những ưu điểm của các tính năng phi tập trung như
- Chống kiểm duyệt: Sự phi tập trung của dApp tạo ra một thách thức lớn đối với việc kiểm soát từ phía chính phủ hoặc các cá nhân. Với dữ liệu và hoạt động được phân tán trên nhiều nút trên mạng, không có một tổ chức hoặc cá nhân duy nhất nắm giữ quyền kiểm soát.
- Không có thời gian chết: là một trong những lợi ích khác của dAPP. Hệ thống ngày ngang hàng đảm bảo cho các dAPP liên tục hoạt động ngay cả khi các máy tính riêng lẻ hoặc các bộ phận gặp sự cố mạng.
- Mã nguồn mở: Đây là một điểm nổi bật của hệ sinh thái dAPP. Điều này khuyến khích sự phát triển rộng rãi, cho phép các nhà phát triển xây dựng các nền tảng ứng dụng tốt hơn với các chức năng hữu ích trong tương lai.
Xem thêm: Layer 1 layer 2 blockchain là gì?
4.2 Nhược điểm dAPP
Mặc dù một ứng dụng có thể có nhiều ưu điểm, nhưng không thể tránh khỏi nhược điểm.
- Nguy cơ bị tấn công, đặc biệt là thông qua các smart contract: Do bản chất của dApp dựa vào các hợp đồng thông minh này, điều này mở ra cơ hội cho các hacker tìm kiếm các lỗ hổng và thâm nhập vào hệ thống.
- Giao diện người dùng: Dù xuất hiện lần đầu trên nền tảng Ethereum vào ngày 22/4/2016 và đã trải qua 6 năm phát triển, một số dApp vẫn gặp khó khăn trong việc cung cấp giao diện người dùng thân thiện và dễ sử dụng.
- Sự phụ thuộc vào người dùng: Trong trường hợp của các ứng dụng tập trung lớn như Google, Amazon, Microsoft, sự hiệu quả thường cao vì số lượng người dùng rộng lớn. Tuy nhiên, đối với dApp có số lượng người sử dụng ít, hoạt động thường không hiệu quả và gặp khó khăn trong việc thu hút và giữ chân người dùng.
Xem thêm: Hedge là gì?
5. Các mô hình hoạt động của dAPP trên Blockchain
Bên cạnh phân loại theo mục đích sử dụng, các ứng dụng phi tập trung (dApps) cũng có thể được phân loại theo công nghệ blockchain thành ba loại chính.
- Loại I: là những dApps hoạt động trên chuỗi khối của riêng nền tảng. Ví dụ điển hình cho loại này là Bitcoin và Ethereum, với mỗi nền tảng có một chuỗi khối độc lập và riêng biệt.
- Loại II: bao gồm các giao thức hoạt động chạy trên chuỗi khối của loại I. Các giao thức này có các token riêng và cần thiết cho việc thực hiện chức năng của nền tảng. Ví dụ điển hình cho loại này là giao thức ERC20 trên nền tảng Ethereum.
- Loại III: là những giao thức hoạt động thông qua việc sử dụng các giao thức của các loại II. Tương tự như Loại II, Loại III cũng có những token riêng và không thể thiếu để hoàn thành chức năng của ứng dụng. Đây thường là các giao thức phức tạp hơn và có thể tích hợp nhiều loại token khác nhau từ các nền tảng khác nhau.
Trên đây là tất cả nội dung giải đáp về dAPP là gì và các ưu nhược điểm bên trong ứng dụng này. Hy vọng bài viết này của DK Tech sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về nền tảng công nghệ tiên tiến và có được những ứng dụng tuyệt vời. Tại DK Tech cũng cung cấp dịch vụ thiết kế website theo yêu cầu, thiết kế app theo yêu cầu, liên hệ ngay DK Tech để được tư vấn và báo giá chi tiết nhé.
- Những trang web tải ảnh chất lượng cao mà bạn nên biết
- Những đồng coin hold dài hạn năm 2024