Ethereum Classic là gì – Quá trình hình thành Ethereum Classic

Ethereum Classic bắt gia nhập thị trường tiền điện tử trong bối cảnh thị trường đang diễn biến phức tạp, sự phản đối của cộng đồng cũng như những tranh cãi xung quanh phiên bản hard fork thứ hai của Ethereum. Tuy nhiên, Ethereum Classic đang xây dựng hệ sinh thái của riêng mình, tập trung vào khả năng sử dụng và bảo mật của nền tảng. Vậy Ethereum Classic (ETC) là gì? Hãy cùng DK Tech tìm hiểu về Ethereum Classic ngay trong bài viết sau đây nhé.

1. Ethereum Classic là gì? ETC là gì?

Ethereum Classic là gì? Ethereum Classic (ETC) là một nền tảng blockchain được phát triển dựa trên công nghệ blockchain Ethereum, cho phép người tham gia sử dụng các ứng dụng phi tập trung (dApps).

Cả Ethereum Classic và Ethereum đều là hai blockchain này hoàn toàn giống nhau. Sự ra đời của Ethereum bắt đầu khi hard fork thứ hai diễn ra trên khối Ethereum thứ 1.920.000, Ethereum đã fork và bắt đầu hoạt động độc lập với tên gọi là Ethereum Classic. Tuy nhiên, các giao dịch trên Ethereum vẫn hợp lệ trên blockchain Ethereum Classic cho đến khi chúng được phân nhánh.

2. Ethereum Classic được hình thành như thế nào?

Vào khoảng tháng 7 năm 2016, Ethereum (ETH) và Ethereum Classic (ETC) đều thuộc blockchain Ethereum. Tuy nhiên trong quá trình viết hợp đồng thông minh gây quỹ của DAO đã xảy ra lỗi và hacker đã tận dụng điều này để hack 3.6 triệu Ether, tương đương 50 triệu đô ở thời điểm hiện tại.

Nhưng sau khi hacker lấy đi 3.6 triệu Ether thì cần 28 ngày để mở khóa và Ethereum Foundation đã nhanh chóng thông qua Carbon Vote nhằm cứu nguy cho các nhà đầu tư. Cụ thể là hành động thay đổi mã lệnh trên blockchain Ethereum để thu hồi lại 3.6 triệu Ether đã bị hacker đánh cắp.

Sau nhiều tranh cãi về việc thay đổi trên blockchain và những người luôn tôn trọng triết lý của blockchain (không thay đổi dữ liệu). Trong đó nhiều người đã từ chối việc cập nhật và ở lại với chuỗi cũ, dùng sự đồng thuận để giải quyết cho số Ether đã bị đánh cắp.

Và kết quả cuối cùng vào ngày 20/7/2016 thì ở block 1,920,000 một chuỗi blockchain mới (Ethereum) được hình thành và sẽ phát triển song song với chuỗi cũ. Số Ether bị đánh cắp đã được lấy lại nhưng cũng đã khiến cho Ethereum chia làm 2 chuỗi, mỗi chuỗi theo theo đuổi một định hướng riêng.

  • Ethereum theo đuổi tốc độ xử lý và có kế hoạch chuyển sang Proof of Stake (PoS).
  • Ethereum Classic có chuỗi Ethereum sẽ theo đuổi tính bảo mật, phân cấp, phân quyền và tiếp tục làm nền tảng cho nền kinh tế với Proof of Work (PoW).

Xem thêm: Dịch vụ thiết kế website blockchain bảo mật tốt tại DK Tech

3. ETC Token là gì?

ETC là token trên blockchain Ethereum Classic, dùng để thanh toán cho những dịch vụ trên blockchain này. Tính năng của token ETC cũng tương tự như ETH trên blockchain Ethereum.

Block Reward: sẽ được sử dụng làm phần thưởng cho những người khai thác tham gia Ethereum Classic. Điều này không chỉ đảm bảo tính bảo mật mà còn giúp tăng tính bảo mật của mạng Ethereum Classic.

4. Thông tin cơ bản về ETC Token

  • Token Name: Ethereum Classic Token.
  • Ticker: ETC.
  • Blockchain: Ethereum.
  • Vốn hóa thị trường: $5,260,226,556.
  • Nguồn cung luân chuyển: 131,478,325.
  • Nguồn cung tối đa: 210,700,000
  • Tổng nguồn cung: 210,700,000.
  • Khối lượng giao dịch 24 giờ (07/12/2021): $1,039,489,022.
  • Thời gian tạo khối: 13.1 giây.
  • Phần thưởng cho mỗi khối được tạo: 3,2 ETC.

5. Phân bổ token

Như bạn đã biết thì trước khi sự kiện Hard Fork diễn ra thì có 82 triệu ETH và sau sự kiện Hard Fork thì những người đang nắm giữ số lượng ETH cũng sẽ có tương ứng với số lượng ETC. Như vậy là khi bạn đang sở hữu 50 ETH trong ví thì sau sự kiện Hard Fork thì số ETH của bạn vẫn vậy và trong ví của bạn có thể ETC.

Sự kiện Hard Fork diễn ra cũng được nhiều cho là hành động bán tháo nhằm giết chết dự án.

Ngày 03/2017, sau sự kiện Hard Fork thì cộng đồng Ethereum Classic cũng đã thông qua chính sách tiền tệ tương tự như Bitcoin, là giới hạn nguồn cung và đưa ra lịch để làm giảm phần thưởng khi khai thác (sự kiện Having).

6. ETC Token có thể mua bán và lưu trữ ở đâu?

ETC hiện được liệt kê và hỗ trợ giao dịch trên nhiều sàn giao dịch, bao gồm: Binance, Huobi, OKX, Gate.io,…

Trong đó thì ETC là mã thông báo có khối lượng giao dịch nhiều nhất trên sàn Binance, với tổng khối lượng giao dịch chiếm 6.23%.

7. Ví lưu trữ ETC Token

  • Ví lạnh: Ledger, Trezor, HTC Exodus, Ellipal, SafePal, CoolBitX, Biski,…
  • Ví nóng: Coin98 Wallet, AToken, Coinbase Wallet, Trust Wallet,..
  • Ví Ethecore Parity: Đây là phiên bản ví Ethereum Parity dành cho ETC Token và hỗ trợ cho cả ETH Token.
  • Ví web: MyCrypto, MyEtherWallet, Portis, Squarelink,…
  • Tiện ích mở rộng dApp: MetaMask, Opera, Saturn Wallet, Brave,…
  • Ví khác: ColdTi, Blockplate, Hodlinox,…

8. Hạn chế của Ethereum Classic là gì?

Vì có cùng lúc 2 blockchain nên dễ gây nhầm lẫn cho nhà đầu tư. Mặc khác thì các giao dịch thực hiện trên blockchain Ethereum thì có thể được sao chép được qua Ethereum Classic và ngược lại, nhưng sẽ không chấp nhận giao dịch. Điều này cũng làm lộ thông tin của người dùng và cũng tạo điều kiện cho các cuộc tấn công trên cả 2 chuỗi.

9. Có nên đầu tư vào Ethereum Classic không?

Việc có nên đầu tư vào Ethereum Classic thì sẽ phụ thuộc vào bạn. Tuy nhiên thì Ethereum là một điểm mạnh mà nhà đầu tư có thể cân nhắc xem xét trước khi quyết định có đầu tư hay không. Cụ thể là:

  • Nguồn cung có giới hạn, tương tự như Bitcoin.
  • Ethereum Classic tập trung vào IoT và hứa hẹn cho các xu hướng công nghệ mang tính cách mạnh hơn.

Trên đây là những thông tin mà DK Tech đã giải đáp cho bạn Ethereum Classic là gì? ETC là gì và quá trình hình thành nên Ethereum Classic như thế nào? Mặc dù Ethereum Classics không vận hành trên cùng blockchain Ethereum nhưng cũng có nhiều tiềm năng phát triển nhằm hỗ trợ và nâng cao trải nghiệm cho người dùng.

DMCA.com Protection Status

You cannot copy content of this page