Thuật toán stablecoin là gì? và tầm quan trọng của stablecoin trong crypto

Stablecoin đóng vai trò then chốt trong hệ sinh thái tiền điện tử nhờ khả năng duy trì giá trị ổn định. Trong đó, các dự án ứng dụng thuật toán stablecoin ngày càng thu hút sự quan tâm nhờ cơ chế kiểm soát giá bằng công nghệ, không phụ thuộc hoàn toàn vào tài sản thế chấp. Tuy nhiên, mô hình này cũng đi kèm nhiều rủi ro đáng lưu ý.

Cùng DK Tech tìm hiểu chi tiết về stablecoin, các loại phổ biến và cách thuật toán giữ giá ổn định đang thay đổi cục diện thị trường tiền số toàn cầu.

1. Stablecoin là gì?

stablecoin-la-gi…gia-stable-coins-1
Thuật toán Stablecoin là gì?

Stablecoin là gì? Stablecoin là loại tiền điện tử được thiết kế gắn liền với tài sản có giá trị ổn định. Tương tự như những đồng coin khác, stablecoin được phát triển trên blockchain và ra đời để làm giảm thiểu tác động của biến động giá.

Ngoài ra, stablecoin còn được liên kết chặt chẽ với tiền pháp định (USD, Euro), kim loại quý (vàng) và tiền điện tử (crypto).

Chức năng của stablecoin

  • Dùng để quy đổi từ tiền pháp định sang stablecoin để giao dịch trên các sàn giao dịch tiền ảo..
  • Thường được sử dụng làm phương tiện thanh toán trong các giao dịch Defi.
  • Chuyển đổi giữa tài sản và tiền ảo một cách dễ dàng bởi chúng không chịu ảnh hưởng nhiều từ biến động thị trường tiền ảo.
  • Phòng ngừa rủi ro khi giao dịch trên thị trường tiền ảo. Khi bạn có thể dùng để bán các đồng coin để đổi lại thành stablecoin khi thị trường đang đi xuống.

Xem thêm: Công nghệ blockchain khi nào mất?

Tại sao cần có thuật toán giữ giá ổn định?

Thị trường tiền điện tử nổi tiếng với sự biến động giá mạnh mẽ. Điều này tạo ra rào cản lớn cho việc sử dụng tiền số trong thanh toán hoặc làm tài sản ổn định cho các giao dịch DeFi.

Thuật toán stablecoin ra đời nhằm khắc phục nhược điểm này. Thay vì dựa hoàn toàn vào tài sản dự trữ, mô hình này sử dụng cơ chế tự điều chỉnh nguồn cung hoặc giá trị nội tại thông qua các thuật toán lập trình sẵn, đảm bảo giá stablecoin luôn gần bằng giá mục tiêu (thường là 1 USD).

Phân loại stablecoin

stablecoin-la-gi…gia-stable-coins-2
Phân loại stablecoi

Stablecoin được phân làm 4 loại: thế chấp bằng tiền pháp định, hỗ trợ bằng tiền điện tử, thuật toán.

3.1 Stablecoin thế chấp bằng tiền pháp định (Fiat)

Đây là đồng stablecoin có tài sản thế chấp được giữ bởi các tổ chức pháp hành hoặc các tổ chức tài chính trung ương, có mức quy đổi 1:1 so với tiền pháp định.

3.2 Stablecoin hỗ trợ bằng tiền điện tử

Những stablecoin được hỗ trợ bởi tiền điện tử, bằng các đồng BTC, ETH và được tạo ra trên nền tảng blockchain Ethereum. Các stablecoin này thường sẽ được quản lý vởi DAO (Tổ chức tự trị phi tập trung), nơi mà mọi người sẽ bỏ phiếu cho những thay đổi của dự án.

Thông thường, các stablecoin được thế chấp bằng tiền điện tử sẽ được thế chấp quá mức để chống lại sự biến động giá. Bạn có thể hiểu đơn giản là số tiền kỹ quỹ sẽ ca hơ giá trị của stablecoin. Đặc biệt, stablecoin sẽ không bị thay đổi

VD: Để tạo ra 100 DAI thì bạn cần 150 USD như một tài sản thế chấp, giá trị gấp 1.5 lần so với stablecoin. Mặc khác, nếu bạn muốn lấy lại 150 USD (tài sản thế chấp) thì bạn cần phải trả lại 100 DAI.

Ngoài ra, khi stablecoin có giá thấp hơn 1 USD, thì sẽ được khuyến khích trả lại stablecoin và lấy lại tài sản thế chấp trước đó. Điều này nhằm làm giảm nguồn cung và tạo điều kiện để stablecoin ổn định, tăng giá trở lại bằng 1 USD. Ngược lại, thì khi giá stablecoin cao hơn 1 USD thì sẽ được khuyến kích để tăng nguồn cung nhằm bình ổn giá của stablecoin về ngang bằng USD.

Xem thêm: DAO là gì?

3.3 Stablecoin thuật toán

Loại stablecoin là cách tiếp cận để loại bỏ bớt lượng cung, hiểu theo cách đơn giản là stablecoin thuật toán là khi giá thấp hơn tiền pháp định thì sẽ thực hiện việc: stake, đốt, mua lại. Còn khi vượt quá giá trị của tiền pháp định thì sẽ làm tăng nguồn cung stablecoin để làm giảm giá trị của chúng.

Xem thêm: Altcoin là gì?

Ưu và nhược điểm của stablecoin

stablecoin-la-gi…gia-stable-coins-3
Ưu và nhược điểm của stablecoin

3.1 Stablecoin thế chấp bằng tiền pháp định (Fiat-backed Stablecoin)

Đây là loại stablecoin phổ biến nhất, được đảm bảo bằng tài sản thật như USD, EUR hoặc vàng, lưu trữ tại ngân hàng hoặc tổ chức tài chính đáng tin cậy.

Ưu điểm: Giá ổn định cao, dễ hiểu, phù hợp với giao dịch truyền thống.
Nhược điểm: Phụ thuộc vào hệ thống tài chính truyền thống, thiếu tính phi tập trung.

3.2 Stablecoin thế chấp bằng tiền điện tử (Crypto-backed Stablecoin)

Loại stablecoin này được bảo chứng bằng các loại tiền điện tử có giá trị cao hơn so với số stablecoin phát hành, nhằm phòng ngừa biến động giá.

Ưu điểm: Phi tập trung, ít phụ thuộc vào tổ chức tập trung.
Nhược điểm: Cần tỷ lệ thế chấp cao, dễ bị ảnh hưởng khi thị trường giảm mạnh.

3.3 Thuật toán stablecoin  (Algorithmic Stablecoin)

Thuật toán Stablecoin sử dụng các công thức lập trình để điều chỉnh cung cầu hoặc phát hành – đốt token nhằm giữ giá ổn định, không cần hoặc chỉ cần một phần tài sản thế chấp.

Ưu điểm: Linh hoạt, tiệm cận mục tiêu phi tập trung hoàn toàn.
Nhược điểm: Dễ bị ảnh hưởng bởi tâm lý thị trường, rủi ro sụp đổ nếu thuật toán không đủ mạnh.

Xem thêm: Hold coin là gì?

Tóm lại

Ưu điểm

  • Không cần dự trữ hoàn toàn tài sản thật, tiết kiệm chi phí vận hành.
  • Tăng tính tự chủ, giảm phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng.
  • Khả năng mở rộng quy mô linh hoạt, phù hợp cho thanh toán quốc tế trên blockchain.
  • Thúc đẩy tài chính phi tập trung (DeFi) phát triển.

Nhược điểm

  • Phụ thuộc mạnh vào lòng tin cộng đồng và cơ chế thuật toán.
  • Nguy cơ sụp đổ nếu thuật toán không kiểm soát tốt cung – cầu.
  • Rủi ro bị tấn công hoặc khai thác lỗ hổng hợp đồng thông minh.
  • Thiếu sự minh bạch nếu không có kiểm toán hoặc giám sát độc lập.

Cơ chế hoạt động của thuật toán stablecoin

4.1 Nguyên lý cung – cầu tự điều chỉnh

  • Khi giá stablecoin tăng trên mức mục tiêu (thường là 1 USD), hệ thống sẽ phát hành thêm stablecoin, tăng cung, kéo giá giảm về mức ổn định.
  • Khi giá giảm dưới mức mục tiêu, hệ thống giảm nguồn cung hoặc kích thích cầu tăng, đưa giá quay lại mức ổn định.

Cơ chế này hoạt động hoàn toàn tự động dựa trên hợp đồng thông minh và các thuật toán stablecoin được lập trình sẵn.

4.2 Mô hình cụ thể của Terra (UST)

Terra sử dụng cơ chế song song giữa hai token: UST (stablecoin) và LUNA (token gốc).

  • Khi cần phát hành thêm UST, người dùng đốt LUNA để mint UST, giảm nguồn cung LUNA, tăng giá trị LUNA.
  • Khi cần giảm nguồn cung UST, người dùng swap UST lấy LUNA, đốt UST, từ đó giúp giá UST ổn định trở lại.

4.3 Mô hình kết hợp của Frax

Frax sử dụng mô hình bán thế chấp, kết hợp giữa tài sản thế chấp truyền thống và thuật toán stablecoin điều chỉnh nguồn cung.

  • Phần tài sản thế chấp đảm bảo độ ổn định cơ bản.
  • Thuật toán stablecoin linh hoạt kiểm soát nguồn cung khi thị trường biến động.

Mô hình này được đánh giá là cải tiến so với stablecoin hoàn toàn dựa vào thuật toán như UST.

Các đồng stablecoin phổ biến hiện nay

5.1 Tether (USDT)

Đây là đồng stablecoin được sử dụng rộng rãi và nhiều nhất trong thị trường tiền ảo.

Tether thuộc stablecoin được thế chấp bằng tiền pháp định, có thể quy đổi Tether thành USD. Đồng thời, đồng coin này cũng làm giảm thiếu rủi ro và chống tình trạng thao túng thị trường crypto.

5.2 Dai (DAI)

Được xây dựng trên blockchain Ethereum, đây là đồng stablecoin được thế chấp bằng tiền điện tử.

DAI là đồng stablecoin có giá trị vượt USD nên MarketDAO đã bảo vệ đồng coin này bằng cách gắn liền DAI với USD theo tỷ lệ 1:1. Ngoài ra, thì DAI có nhiều biến động hơn USDT.

5.3 Binance USD (BUSD)

Đây là đòng coin gắp liền với tiền pháp định và được tạo ra bởi Binance. Đặc biệt BUSD được cấp phép bởi Cơ quan Dịch vụ Tài chính New York, nên được sử dụng rộng rãi trong thị trường crypto.

5.4 USD Coin (USDC)

Một đồng stablecoin gắn liền với tiền pháp định, USDC, với giá trị 1:1. Đồng stablecoin này được sử dụng phổ biến trong thị trường tài chính phi tập trung.

Bài viết trên đã phân tích rõ ràng về khái niệm tầm quan trọng và tác động của stablecoin đối với thị trường tiền điện tử. Tuy nhiên, stablecoin cũng có những rủi ro khi giao dịch, nên bạn cần tìm hiểu kỹ hơn về đồng stablecoin đó trước khi lựa chọn mua nhé.

You cannot copy content of this page