Stablecoin là gì và tầm quan trọng của stablecoin trong crypto

Hầu như tất cả các loại tiền điện tử đều dễ bay hơi, nhưng điều đó dường như không xảy ra với stablecoin. Nhưng lý do vì sao thì hãy cùng DK Tech tìm hiểu kỹ hơn Stablecoin là gì và tầm quan trọng của stablecoin trên thị trường tiền điện tử.

1. Stablecoin là gì?

Stablecoin là gì? Stablecoin là loại tiền điện tử được thiết kế gắn liền với tài sản có giá trị ổn định. Tương tự như những đồng coin khác, stablecoin được phát triển trên blockchain và ra đời để làm giảm thiểu tác động của biến động giá.

Ngoài ra, stablecoin còn được liên kết chặt chẽ với tiền pháp định (USD, Euro), kim loại quý (vàng) và tiền điện tử (crypto).

2. Tầm quan trọng của stablecoin

  • Dùng để quy đổi từ tiền pháp định sang stablecoin để giao dịch trên các sàn giao dịch tiền ảo..
  • Thường được sử dụng làm phương tiện thanh toán trong các giao dịch Defi.
  • Chuyển đổi giữa tài sản và tiền ảo một cách dễ dàng bởi chúng không chịu ảnh hưởng nhiều từ biến động thị trường tiền ảo.
  • Phòng ngừa rủi ro khi giao dịch trên thị trường tiền ảo. Khi bạn có thể dùng để bán các đồng coin để đổi lại thành stablecoin khi thị trường đang đi xuống.

3. Phân loại stablecoin

Stablecoin được phân làm 4 loại: thế chấp bằng tiền pháp định, hỗ trợ bằng tiền điện tử, thuật toán.

3.1 Stablecoin thế chấp bằng tiền pháp định (Fiat)

Đây là đồng stablecoin có tài sản thế chấp được giữ bởi các tổ chức pháp hành hoặc các tổ chức tài chính trung ương, có mức quy đổi 1:1 so với tiền pháp định.

3.2 Stablecoin hỗ trợ bằng tiền điện tử

Những stablecoin được hỗ trợ bởi tiền điện tử, bằng các đồng BTC, ETH và được tạo ra trên nền tảng blockchain Ethereum. Các stablecoin này thường sẽ được quản lý vởi DAO (Tổ chức tự trị phi tập trung), nơi mà mọi người sẽ bỏ phiếu cho những thay đổi của dự án.

Thông thường, các stablecoin được thế chấp bằng tiền điện tử sẽ được thế chấp quá mức để chống lại sự biến động giá. Bạn có thể hiểu đơn giản là số tiền kỹ quỹ sẽ ca hơ giá trị của stablecoin. Đặc biệt, stablecoin sẽ không bị thay đổi

VD: Để tạo ra 100 DAI thì bạn cần 150 USD như một tài sản thế chấp, giá trị gấp 1.5 lần so với stablecoin. Mặc khác, nếu bạn muốn lấy lại 150 USD (tài sản thế chấp) thì bạn cần phải trả lại 100 DAI.

Ngoài ra, khi stablecoin có giá thấp hơn 1 USD, thì sẽ được khuyến khích trả lại stablecoin và lấy lại tài sản thế chấp trước đó. Điều này nhằm làm giảm nguồn cung và tạo điều kiện để stablecoin ổn định, tăng giá trở lại bằng 1 USD. Ngược lại, thì khi giá stablecoin cao hơn 1 USD thì sẽ được khuyến kích để tăng nguồn cung nhằm bình ổn giá của stablecoin về ngang bằng USD.

Xem thêm: DAO là gì?

3.3 Stablecoin thuật toán

Loại stablecoin là cách tiếp cận để loại bỏ bớt lượng cung, hiểu theo cách đơn giản là stablecoin thuật toán là khi giá thấp hơn tiền pháp định thì sẽ thực hiện việc: stake, đốt, mua lại. Còn khi vượt quá giá trị của tiền pháp định thì sẽ làm tăng nguồn cung stablecoin để làm giảm giá trị của chúng.

Xem thêm: Altcoin là gì?

4. Ưu và nhược điểm của stablecoin

4.1 Ưu điểm của stablecoin

  • Stablecoin thướng được sử dụng rộng rãi để thanh toán các dịch vụ trong hệ sinh thái Defi hay các giao dịch tiền điện tử.
  • Ứng dụng công nghệ blockchain nên bạn hoàn toàn có thể gửi các stablecoin cho mọi người khắp trên thế giới.
  • Stablecoin còn được sử dụng như một biện pháp phòng ngừa rủi ro cho danh mục đầu tư khi thị trường đi xuống. VD: bạn quy đổi đồng coin khác thành một stablecoin.

4.2 Nhược điểm của stablecoin

  • Giá của stablecoin không phải lúc nào cũng ổn định, chúng còn tùy thuộc vào tiềm năng và sự thành công của các dự án đứng phía sau.
  • Thiếu tính minh bạch, vì các stablecoin không phỉa lúc nào cũng được kiểm toán công khai, mà có nhiều stablecoin chỉ cung cấp các chứng thực thông thường.
  • Stablecoin được hỗ trợ bằng tiền pháp định thường sẽ có tính tập trung cao hơn, bởi những stablecoin này được một tổ chức nằm giữ tài sản và kiểm soát những stablecoin này.

Xem thêm: Hold coin là gì?

5. Các đồng stablecoin phổ biến hiện nay

5.1 Tether (USDT)

Đây là đồng stablecoin được sử dụng rộng rãi và nhiều nhất trong thị trường tiền ảo.

Tether thuộc stablecoin được thế chấp bằng tiền pháp định, có thể quy đổi Tether thành USD. Đồng thời, đồng coin này cũng làm giảm thiếu rủi ro và chống tình trạng thao túng thị trường crypto.

5.2 Dai (DAI)

Được xây dựng trên blockchain Ethereum, đây là đồng stablecoin được thế chấp bằng tiền điện tử.

DAI là đồng stablecoin có giá trị vượt USD nên MarketDAO đã bảo vệ đồng coin này bằng cách gắn liền DAI với USD theo tỷ lệ 1:1. Ngoài ra, thì DAI có nhiều biến động hơn USDT.

5.3 Binance USD (BUSD)

Đây là đòng coin gắp liền với tiền pháp định và được tạo ra bởi Binance. Đặc biệt BUSD được cấp phép bởi Cơ quan Dịch vụ Tài chính New York, nên được sử dụng rộng rãi trong thị trường crypto.

5.4 USD Coin (USDC)

Một đồng stablecoin gắn liền với tiền pháp định, USDC, với giá trị 1:1. Đồng stablecoin này được sử dụng phổ biến trong thị trường tài chính phi tập trung.

Bài viết trên đã phân tích rõ ràng về khái niệm tầm quan trọng và tác động của stablecoin đối với thị trường tiền điện tử. Tuy nhiên, stablecoin cũng có những rủi ro khi giao dịch, nên bạn cần tìm hiểu kỹ hơn về đồng stablecoin đó trước khi lựa chọn mua nhé.

DMCA.com Protection Status

You cannot copy content of this page