SEO Onpage là gì? Có nên thực hiện SEO Onpage không?

SEO Onpage là một phần thiết yếu trong quá trình tối ưu SEO tổng thể cho một trang web hay SEO từ khóa. Khi thực hiện SEO Onpage tốt, trang web của bạn sẽ mang đến nhiều trải nghiệm tích cực cho độc giả (người dùng, khách hàng,…). Trang web có chất lượng tốt sẽ giúp nâng cao vị thế doanh nghiệp hoặc thương hiệu trên thị trường. Vậy chính xác thì SEO Onpage là gì? 

1. SEO Onpage là gì?

Dù bạn đang thực hiện SEO cho một ai đó hoặc cho chính trang web của bạn, bạn cần hiểu SEO Onpage là gì, tầm quan trọng và lợi ích mà nó mang đến. Đừng quên tìm hiểu và so sánh nhanh SEO Onpage lẫn SEO Offpage.  

SEO Onpage là công việc gồm nhiều đầu việc chi tiết bên trong mà các bạn nên thực hiệu nhiều tác vụ nhằm tối ưu hóa SEO trên trang web. Trang của bạn sẽ xếp hạng cao trong bảng kết quả tìm kiếm của Google, Bing,…

SEO Onpage là một hành trình tối ưu nội dung và mã nguồn HTML trên trang web. Mục đích thực hiện SEO Onpage là xác định rõ trang web của bạn thuộc lĩnh vực gì và đang truyền tải thông điệp gì đến độc giả. Một số mục cần tối ưu SEO Onpage trên trang web:

  • Tiêu đề trang 
  • Tiêu đề các Heading 
  • URL
  • Nội dung mỗi bài ở các mục
  • Thẻ meta description
  • Các link nội (internal link) và link ngoại (external link)
SEO onpage là gì
SEO Onpage là gì?

2. Lợi ích của SEO Onpage 

Chất lượng nội dung là điều kiện tiên quyết để Google duyệt và ưu tiên một trang web. Đây cũng là cơ sở để Google xếp hạng một trang web. Vì thế, tối ưu SEO Onpage là điều bắt buộc thực hiện và phải duy trì đầu việc này. Nếu không tối ưu SEO Onpage tốt, thì trang web của bạn sẽ không có vị trí đẹp trên SERPs. Google bot thậm chí hiểu sai về các nội dung trên trang web và đánh giá xấu về trang. 

2.1 Nâng cao hình ảnh thương hiệu 

Với các doanh nghiệp lớn và nhỏ, nâng cao hình ảnh thương hiệu và vị thế là một trong các mục tiêu hàng đầu. Mở rộng phạm vi phủ sóng bằng cách xuất hiện ở những nơi được nhiều khán giả biết và đến nhiều nhất.  

Để đạt mục tiêu này, trang web của doanh nghiệp cần được cải thiện thường xuyên và liên tục. Thông qua SEO Onpage, trang web sẽ tiến bước vào các trang tìm kiếm đầu tiên của Google và tăng lượng traffic. Khi càng có nhiều độc giả truy cập vào web của bạn, họ sẽ nhớ đến thương hiệu (doanh nghiệp). Sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ dễ dàng được khách chọn. 

SEO Onpage còn giúp bạn tăng uy tín thương hiệu thông qua nâng cao trải nghiệm sử dụng trang web. Họ sẽ cảm thấy an tâm khi truy cập vào trang web. 

2.2 Tăng doanh thu 

Doanh thu là nguồn sống của các doanh nghiệp và nó cũng là thước đo sự phát triển. Để tăng doanh thu hoặc tăng khách hàng, bạn nên chú ý đến trang web. Bạn nên định hướng phát triển trang web để thân thiện với người dùng và công cụ tìm kiếm. 

Tăng lượng người truy cập và cải thiện vị trí trên bảng kết quả là hai giải pháp chính để trang web luôn đạt chất lượng cao. Khi trang web tốt, bạn sẽ có cơ hội chuyển đổi người dùng trở thành khách hàng thực.

2.3 Tiết kiệm chi phí 

SEO Onpage sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí về lâu dài. Bạn sẽ thu hút độc giả truy cập vào trang web mỗi ngày. Khi họ trở nên hứng thú với trang web, bạn dễ dàng giới thiệu sản phẩm (dịch vụ). Đây cũng là nguồn tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.

3. Các tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage

3.1 Tối ưu URL

URL là đường link hoàn thiện của một trang, một phân loại, một bài viết nào đó. Tối ưu URL là bạn kiểm tra xem URL đã có chứa từ khóa chính hoặc từ khóa muốn SEO chưa, URL có liên quan đến nội dung bài hay không và xóa các ký tự vô nghĩa trên URL. Nếu bạn muốn tạo SEO hàng loạt, thì bạn có thể gom nhiều từ khóa có liên quan đến search intent người dùng và từ khóa cần thực hiện SEO vào URL. Khi gộp, đừng nên để UR dài hơn 60 ký tự. 

3.2 Tối ưu các hình ảnh minh họa

Ngoài ảnh minh họa đẹp và rõ ràng, bạn nên tối ưu hóa hình ảnh cho SEO Onpage. Đặt tên ảnh theo từ khóa chính và bổ sung phần văn bản thay thế (alt text) là hai phần quan trọng nhất trong quá trình tối ưu hình ảnh cho SEO Onpage. Đừng quên kích thước ảnh. Tùy theo trang web, bạn đặt tiêu chuẩn theo trang web.

3.3 Kiểm tra tốc độ tải trang

Thời gian tải một trang web được tính bằng giây. Thông thường, thời gian tải trang không nên quá 60 giây. Nếu lâu hơn, độc giả (khách hàng) sẽ chán nản và bỏ trang web của bạn. Họ hoàn toàn có thể truy cập vào những trang đối thủ. Kiểm tra gì ở tốc độ trang? Giảm thiểu tối đa dung lượng bằng cách kiểm tra Minify Javascript/CSS, bỏ các chuyển động thừa, nén tất cả dung lượng hình ảnh trên trang, mở tính năng nén tệp và đồng thời lưu vào bộ nhớ trình duyệt. 

Xem thêm: Google Lighthouse là gì?

3.4 Thêm các liên kết

Liên kết nội và liên kết ngoài đều hỗ trợ bạn thực hiện SEO Onpage. Các liên kết nội bộ giúp độc giả (khách hàng) truy cập đến các bài viết có liên quan với nhau. Điều này tăng trải nghiệm đọc và giữ chân họ tương tác trang lâu hơn.

Các liên kết ngoài hỗ trợ nâng cao mức độ uy tín trang của bạn. Google bot sẽ đánh giá cao những trang có liên kết ngoài với các trang web nổi tiếng hoặc có danh tiếng nhất định. Hãy đảm bảo rằng bạn chỉ dùng liên kết ngoài với các trang chính thống, các trang chất lượng cao và đáng tin cậy.

3.5 Lưu ý tiêu đề

Tiêu đề luôn là phần nội dung nổi bật khi một người tìm kiếm một từ khóa nào đó trên Google. Nếu tiêu đề nội dung đúng tâm lý và nhu cầu người dùng, họ chắc chắn sẽ nhấp chuột vào link bài và xem. Đối với công cụ, tiêu đề chứa đúng từ khóa chính cùng từ khóa phụ liên quan sẽ giúp bài của bạn được đề xuất. Bạn đặt vị trí từ khóa ở gần đầu câu tiêu đề sẽ giúp tối ưu SEO Onpage dễ dàng, 

3.6 Không bỏ qua các thẻ heading

Các thẻ heading thường bổ trợ khá nhiều cho quá trình SEO Onpage. Các tiêu đề thẻ heading 1, 2, 3,…sẽ là nơi lý tưởng để bổ sung các từ khóa dài, từ khóa ngắn,…Các từ khóa trong các thẻ heading nên hỗ trợ quá trình tối ưu SEO. 

3.7 Ưu tiên chất lượng nội dung

Như thế nào là nội dung có chất lượng? Nội dung chất lượng là nội dung truyền tải thông điệp đúng và mang lại giá trị hữu ích cho người dùng (độc giả, khách hàng). Ngoài ra, độ dài bài viết cũng có ảnh hưởng đến chất lượng nội dung. Một bài viết 500 chữ sẽ không đạt chất lượng cơ bản để thực hiện SEO Onpage. Bài viết phải tối thiểu 800 chữ để chia thành nhiều heading và phần khác nhau. Bố cục phân chia cũng rõ ràng hơn. 

Xem thêm: Cách viết content chuẩn SEO như thế nào?

4. Công cụ kiểm tra SEO Onpage 

Hiện nay, bạn sẽ thấy có nhiều công cụ để kiểm tra phần tối ưu SEO Onpage. Tuy nhiên, bạn nên chọn công cụ được các chuyên gia SEO tin dùng. Dưới đây là một số gợi ý để bạn cân nhắc cho trang web của bạn. 

4.1 SEOquake 

SEOquake là công cụ kiểm tra và tối ưu SEO khá phổ biến. Công cụ kiểm tra SEO Onpage này giúp các bạn kiểm tra tình trạng trang web và các bài viết. Với những bạn nhập môn, SEOquake sẽ là kim chỉ nam dẫn lối cho bạn biết các yếu tố để thực hiện SEO Onpage và điểm cần cải tiến. 

  • Mục Diagnosis: là phần báo cáo tổng quan các yếu tố cần SEO Onpage theo dạng bảng hoặc cột. Nếu bạn thấy dấu tích màu xanh, thì trang web đã đạt chuẩn SEO. Nếu bạn thấy dấu chấm than màu đỏ, thì bạn nên khắc phục các lỗi. Nếu bạn thấy loa màu xám, thì bạn nên cân nhắc tối ưu SEO Onpage để đạt điểm cao hơn.
  • Mục Internal và External: là phần báo cáo các liên kết đường dẫn có trong bài và kèm theo anchor text phù hợp. Đồng thời, quá trình này cũng sẽ theo dõi và chọn lọc rõ ràng (dofollow hoặc nofollow).

4.2 Screaming Frog

Screaming Frog là công cụ tối ưu SEO hay audit website được nhiều người sử dụng. Screaming Frog cho phép người dùng cài đặt và thao tác trên nhiều thiết bị (máy tính để bàn, laptop,…).  Khi sử dụng Screaming Frog, bạn có thể tìm hiểu và phân tích bất cứ URL nào (giới hạn của nó là 500 URL/lần thu thập dữ liệu). 

Là phần mềm và công cụ kiểm tra tình trạng SEO của một trang web, Screaming Frog hỗ trợ bạn sử dụng công cụ miễn phí (giới hạn 500 link, nếu số link của website nhiều hơn thì bạn cần dùng bản trả phí). Bạn vẫn sẽ sử dụng đầy đủ các tính năng. Thao tác cực đơn giản: nhập domain trang web mà bạn cần kiểm tra hiện trạng SEO. Sau khoảng 60 giây, Screaming Frog sẽ cung cấp kết quả phân tích chi tiết. 

4.3 Google Search Console (còn gọi là Google Webmaster) 

Google Search Console công cụ do Google phát triển, không chỉ cho bạn biết về traffic của website, CTR, backlink, tình trạng index,… mà còn giúp bạn trong quá trình tối ưu SEO Onpage.

Trong quá trình sử dụng Google Search Console, các bạn sẽ được nhận đầy đủ các thông số và những lỗi xảy ra trên trang web của bạn. Khi nhận thấy tình trạng trang web như vậy, bạn sẽ biết nên khắc phục từ đâu.  

4.4 WebsiteAuditor 

Website Auditor sẽ khá mới lạ với bạn, thông thường bạn biết nhiều hơn với công cụ Screaming Frog. Nhưng thời gian gần đây thì WebsiteAuditor cũng dần trở nên phổ biến trong cộng đồng SEO.

Với công cụ WebsiteAuditor này sẽ giúp bạn kiểm tra và thực hiện báo cáo. Đừng quên tải phần mềm này, chạy chương trình phân tích trang web (mong muốn) và tiến hành khắc phục lỗi (mà Website Auditor đề ra). 

Xem thêm: TOP công cụ kiểm tra SEO Onpage

5. Sự khác nhau giữa SEO Onpage và SEO Offpage

SEO Onpage là những đầu việc mà bạn cần phải tối ưu trên trang web. Trong khi đó, SEO Offpage là những phần việc ngoài trang web. Để trang web của bạn tăng traffic và thu hút nhiều độc giả, bạn nên thực hiện cả SEO Onpage và SEO Offpage. 

5.1 SEO Onpage

Khi tối ưu SEO Onpage thì SEOer sẽ tập trung vào phần nội dung trên website. Những yếu tố thường được quan tâm nhiều đến như:

  • Title: tiêu đề
  • Meta description: mô tả ngắn
  • Key word: từ khóa
  • Heading: tiêu đề lớn, tiêu đề nhỏ
  • Content: nội dung bài viết, tình trạng index bài viết, trạng thái link (200, 301, 404,…)
  • Link: internal link (link nội bộ), external link (link dẫn ra ngoài),

5.2 SEO Offpage

Khác với SEO Onpage tập trung nhiều về những vấn đề có trên website thì SEO sẽ tập trung vào việc xây dựng blacklink trên các nền tảng khác nhau:

  • Social: Facebook, Twitter, Instargam,…
  • Blog 2.0: Blogspot, Webflow, WordPress,…
  • Guestpost, link báo,…

Ngoài ra việc tối ưu SEO Offpage cũng sẽ quan tâm đến loại link mà các trang khác dẫn đến là link Nofollow hay link Dofollow.

SEO Onpage rất quan trọng. Vì đó là tất cả mọi thứ bạn sẽ kiểm soát trực tiếp trên trang web. Bên cạnh đó, bạn có quyền kiểm soát tất tần tật những gì xảy ra trong trang web. Với SEO Off Page, bạn không thể kiểm soát được như vậy. Khi bạn thực hiện song hành SEO Onpage và SEO Off Page, bạn sẽ nhận ra được điều này. Hãy ưu tiên thực hiện SEO Onpage và nên tiến hành thường xuyên trong kế hoạch SEO tổng thể của bạn. 

DMCA.com Protection Status

You cannot copy content of this page