Retroactive là thuật ngữ còn khá xa lạ với những bạn mới tham gia lĩnh vực crypto, nhưng sẽ quen thuộc với những bạn từng tìm hiểu về thuật ngữ airdrop coin. Vậy Retroactive là gì và những dự án Retroactive đầy tiềm năng là những dự án nào? Hãy cùng DK Tech tìm hiểu chi tiết về Retroactive trong bài viết sau đây.
Mục Lục
1. Retroactive là gì?
Retroactive là gì? Retroactive được biết đến là một hình thức airdrop coin cho những người đã từng ủng hộ, sử dụng hay đóng góp ý kiến cho sự phát triển của dự án. Nói theo cách dễ hiểu hơn là Retroactive là hình thức thưởng token cho những người dùng đã ủng hộ, sử dụng hoặc đóng góp ý kiến, tìm ra lỗ hổng, lỗi code của dự án đó.
2. Nguồn gốc của retroactive
Retroactive lần đầu tiên thu hút sự chú ý của người dùng là khi UNIswap khởi chạy airdrop – phân phối token UNI cho những người từng tham gia vào dự án. Token sau khi được chuyển vào ví sẽ được dùng để trao đổi trên sàn giao dịch. Mỗi người sẽ được 400 UNI và giá UNI tại thời điểm đó là 3 – 4 USD/UNI.
Sau thành công của Uniswap, thì 1Inch cũng thực hiện Retroactive cho các nhà đầu đã tham gia vào giao dịch. Giá trị của hai đợt airdrop ước tính khoảng 1.700 đô la Mỹ cho lần đầu tiên và khoảng 2.400 đô la Mỹ cho lần thứ hai.
3. Mục đích của retroactive
Sau sự thành công của dự án UNIswap và 1Inch thì retroactive cũng trở nên phổ biến hơn trong cộng đồng crypto. Mục đích nhằm cung cấp thanh khoản cho nhà đầu tư và phân phối token đến đúng với người dùng.
Những token khi thực hiện retroactive đều là những token quản trị và sau khi vào tay nhà đầu tư, họ sẽ thu hút người sử dụng nền tảng, tăng khả năng canh tranh trên thị trường tiền điện tử, duy trì, xây dựng và phát triển tốt hơn cho dự án.
4. Những dự án retroactive tiềm năng
4.1 Metamask
Một dự án retroactive đầy tiềm năng trên thị trường tiền điện tử không ai khác là Metamask. Một ví tiền ảo được sử dụng bởi đông đảo người dùng.
Metamask là ví điện tử phổ biến thứ hai hiện được sử dụng để lưu trữ nhiều đồng coin cho các dự án blockchain khác. Ngoài ra, Metamask Swap là một sản phẩm DEX tích hợp ví giúp người dùng tối ưu hóa trải nghiệm tiền điện tử của họ.
4.2 Opyn
Opyn ra mắt vào tháng 6 năm 2020, đã không đề cập bất kỳ kế hoạch nào để phát hành token của riêng mình trong tương lai. Do đó, rất có thể đợt airdrop sắp tới của Opyn sẽ gây được nhiều sự chú ý trong cộng đồng.
Ngoài ra, thì nhiều nhà đầu tư cho rằng Opyn sẽ có những hành động khi đối thủ trực tiếp của Opyn tung ra token mới và Opyn sẽ càng quyết tâm tham gia vào cuộc cạnh tranh, và trong đó thì Retroactive sẽ là hình thức để thu hút và tăng độ cạnh tranh của Opyn.
4.3 OpenSea
OpenSea là nền tảng mua bán NFT trên nền tảng Ethereum. OpenSea cho phép người tham gia tạo NFT và tham gia các mạng khác trên thị trường.
Ngoài ra thì OpenSea có một cộng đồng người dùng khác lớn, với hơn 25.000 người sử dụng và có khả năng dự án retroactive của OpenSea sẽ được công bố trong tương lai
4.4 Mango Market
Mango Market là một nền tảng phi tập trung hỗ trợ giao dịch ký quỹ chéo với đòn bẩy lên tới 5 lần. Tốc độ giao dịch của Mango Market cực nhanh và phí gas thấp tạo nên một lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn trên thị trường tiền điện tử.
Mặc dù, vẫn chưa có thông tin chính xác về kết hoạch retroactive của dự án Mango Market nhưng đã có nhiều người sử dụng, đóng góp vào sự phát triển của Mango Market nên có khả năng Mango Market sẽ thực hiện dự án retroactive trong tương lai.
4.5 SuperRare
SuperRare là một nền tảng mua bán, tạo NFT trên blockchain Ethereum. Mặc dù đây vẫn còn là một nền tảng tương đối mới, các nghệ sĩ không chỉ mua/bán mà còn có thể hold như một tài sản đển đầu tư lâu dài.
Ngoài ra, nền tảng này vẫn còn khá mới nên nhiều người dùng sẽ có nhiều cơ hội để đóng góp cho sự phát triển lâu dài của SuperRare và cũng là một điều kiện để có tham gia vào các dự án airdrop của SuperRare.
Xem thêm: Những coin mới lên sàn Binance
5. Những câu hỏi thường gặp
5.1 Tham gia retroactive là sẽ nhận được token hay không?
Các dự án crypto đều không có cam kết về người dùng nhận tokne khi tham gia retroactive. Bên cạnh đó, các token được nhận khi tham gia retroactive thông thường là những token quản trị và người dùng cũng cần phải đáp ứng những yêu cầu, đóng góp vào sự phát triển của dự án.
5.2 Tỉ lệ nhận token được phân chia như thế nào?
Không có một tỷ lệ cụ nào khi nhận token từ dự án retroactive, nhưng bạn có thể nhận nhiều hơn bằng cách tương tác, đóng góp nhiều cho dự án.
5.3 Nên sử dụng ví nào để retroactive?
Bạn có thể tham gia retroactive bằng ví chính hoặc ví phụ của mình. Nhiều chuyên gia cũng khuyên rằng bạn nên sử dụng một ví chính để tránh ảnh hưởng đến thông tin ví và tài sản bên trong ví của bạn.
5.4 Tham gia retroactive có những hạn chế nào?
Không phải dự án nào cũng thực hiện retroactive và công bố retroactive, nên vấn đề thời gian là vấn đề lớn nhất khi tham gia retroactive.
Mặc khác thì những dự án có thể thất bại, dẫn đến những nổ lực của bạn tan thành mây khối. Hoặc tình trạng nặng hơn là bị cài mã độc dẫn đến mất sạch tài sản, vì thế bạn cần chọn một ví khác để tham gia retroactive để tránh trường hợp bị hack tài khoản.
Lưu ý: Bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo và không nhằm mục đích kêu gọi đầu tư.
Hy vọng bài viết trên đây của DK Tech đã giúp bạn giải đáp được Retroactive là gì và có những dự án Retroactive nào tiềm năng trong tương lai. Đặc biệt khi tham gia vào thị trường tiền điện tử bạn cần phải trang bị kiến thức vững vàng cho mình vì thị trường này tiềm ẩn nhiều ro.
- Dịch vụ thiết kế sàn giao dịch tiền ảo bảo mật cao tại DK Tech
- Dịch vụ thiết kế website theo yêu cầu tại DK Tech