Sóng Elliott Là Gì? Cách Xác Định Sóng Vô Cùng Dễ Dàng

Trong thị trường tiền điện tử, thị trường chứng khoán, hay forex thì luôn có sự xuất hiện của sóng Elliott dùng để phân tích những chuyển động về giá. Nhưng để cụ thể hơn về loại sóng này, thì bạn hãy cùng DK Tech tìm hiều sóng Elliott là gì nhé!

1. Sóng Elliott là gì?

Sóng Elliott (hay Lý thuyết sóng Elliott – EWT) là một lý thuyết phân tích kỹ thuật được đặt theo tên của một kế toán tài ba người Mỹ tên là Ralph Nelson Elliott. Ông đã thiết lập lý thuyết này vào những năm 1930.

Lý thuyết này dựa trên các quan sát trung tâm sau đây:

  • Các mô hình giá và xu hướng trên thị trường được hình thành do tâm lý đám đông.
  • Dựa trên mối tương quan giữa tâm lý, hành vi con người và biến động giá.

Sở dĩ người ta gọi đây là “sóng” vì bản chất của quá trình này diễn ra theo chu kỳ định kỳ, hay còn gọi là chu kỳ lặp đi lặp lại. Giống như tâm lý và hành vi của con người dao động đột ngột và tự phát giữa những khoảnh khắc buồn và vui, giá cả cũng dao động theo chu kỳ này, đôi khi tăng và đôi khi giảm.

Tóm lại, sóng Elliott là một công cụ phân tích sự biến động về giá và những chuyển động này có xu hướng lặp lại để hình thành các bước sóng. Và dựa vào sóng Elliott có thể giúp cho nhà đầu tư có thể dự đoán được những biến động về giá bởi những tác động của tâm lý thị trường.

Xem thêm: Trendline là gì?

Sóng Elliott là gì?

2. Cấu trúc cơ bản của sóng Elliott

Một chu kỳ cơ bản của sóng Elliot sẽ bao gồm: 2 pha và 8 bước sóng. Trong đó:

  • 5 bước đầu tiên, từ 1-5 thuộc giai đoạn đầu và di chuyển theo xu hướng chính, hay còn gọi là sóng động lực (impulse waves). Với các sóng 1, 3, 5 là sóng tăng và 2, 4 là sóng giảm.
  • 3 bước còn lại được thể hiện bằng các chữ cái A, B, C thuộc giai đoạn 2 – sóng điều chỉnh (correction wave); sẽ đi ngược lại với xu hướng chính, với A, C là sóng giảm và B là sóng tăng.

3. Mô hình sóng Elliott

3.1 Sóng động lực (impulse waves)

Lý thuyết của sóng Elliott nêu rõ: Mẫu dạng sóng này luôn chứa 5 bước sóng phụ, trong đó có 3 bước sóng triệt tiêu (đi lên – theo xu hướng chính) và 2 bước sóng điều chỉnh (đi xuống – đi ngược lại xu hướng chính). Để tạo được mô hình sóng động lực, bước sóng nhỏ phải thỏa mãn một số điều kiện sau:

  • Bước sóng 2 không được điều chỉnh vượt quá điểm bắt đầu của bước sóng 1 (Trong một xu hướng tăng: mức thấp sau phải cao hơn mức thấp trước đó. Trong một xu hướng giảm: mức thấp sau phải thấp hơn mức cao trước đó).
  • Bước sóng 3 không được ngắn nhất trong các bộ ba 1, 3 và 5.
  • Sóng 4 không được củng cố sau khi kết thúc sóng 1 (và không được đi vào vùng giá của sóng 1).

Mô hình sóng động lực cũng có những mô hình tiên tiến được phát triển chủ yếu dựa trên các nguyên tắc cơ bản trên. Cụ thể là:

  • Extension (mô hình sóng đẩy mở rộng)
  • Diagonal Triangle (tam giác chéo): Leading Diagonal Triangle và Ending Diagonal Triangle.
  • Failed 5th (thất bại sóng 5) hay Truncated 5th (mẫu hình sóng cụt 5).

mô hình sóng elliott

3.2 Sóng điều chỉnh (corrective waves)

Mô hình sóng điều chỉnh bao gồm 3 – 5 bước sóng nhỏ hoặc ít hơn, trong đó có 3 bước sóng điều chỉnh (giảm – ngược xu hướng chính) và 1 bước đẩy (tăng – tăng theo xu hướng chính).

Như bạn có thể thấy, sóng điều chỉnh có cấu trúc và thời gian hình thành ngắn hơn sóng động lực, nhưng điều đó không có nghĩa là các bước sóng này đơn giản hơn hoặc dễ xác định hơn.

Mô hình sóng điều chỉnh có các mô hình nâng cao khác được phát triển dựa trên các nguyên tắc cơ bản ở trên. Cụ thể là:

  • Zigzag
  • Flag (mô hình phẳng)
  • Triangle (tam giác): tam giác hội tụ, tam giác mở rộng (phân kỳ).

Hai mô hình, sóng điều chỉnh và sóng động lực sẽ tiết lộ bản chất của thị trường tài chính. Nó luôn xen kẽ giữa các xu hướng trái ngược nhau, cả lên và xuống, xuống và lên. Giai đoạn chính của thị trường xác nhận xu hướng được biểu thị bằng sóng động lực và giai đoạn thị trường điều chỉnh bằng sóng điều chỉnh.

Xem thêm: DAC là gì trong crypto?

4. Các cấp độ của sóng Elliott

Lý thuyết sóng Elliott có 9 cấp độ, được phân loại theo thời gian hoàn thành của từng cấp độ:

  • Subminuette: đơn vị phút.
  • Minuette: đơn vị giờ.
  • Minute (khá nhỏ): đơn vị ngày.
  • Minor (nhỏ): đơn vị tuần.
  • Intermediate (trung cấp): từ vài tuần đến vài tháng.
  • Primary (sơ cấp): từ vài tháng đến 1-2 năm.
  • Cycle (chu kỳ): nhiều năm.
  • Super Cycle (chu kỳ lớn): vài thập kỷ.
  • Grand Supercycle (siêu chu kỳ lớn): kéo dài cả thế kỷ.

Để giao dịch hiệu quả trên thị trường tài chính, bạn cần hiểu các loại mô hình sóng và bản chất của chúng. Đồng thời, chúng ta cần xem xét các mô hình này ở các mức thời gian cụ thể để có thể đưa ra quyết định sáng suốt nhất.

Xem thêm: FOMO là gì?

5. Đặc điểm của các đợt sóng

5.1 Sóng 1

Sóng 1 trong thị trường bò, sẽ không thể hiện rõ ngay từ đầu và sóng 1 thường sẽ chịu sự ảnh hưởng của các thông tin tiêu cực trước đó. Ở sóng 1 thường sẽ khối lượng giao dịch tăng 1 ít khi giá có chiều hướng tăng.

5.2 Sóng 2

Đây là sóng điều chỉnh cho sóng 1, nhưng sẽ không vượt quá mức khởi điểm của sóng 1. Ở sóng 2 cho thấy thị trường gấu vẫn nắm thế hơn thị trường bò bởi những tin tức xấu vẫn còn. Và thông thường thì khối lượng giao dịch trong sóng 2 sẽ thấp hơn sóng 1 và không thấp hơn 64.8% so với sóng 1

5.3 Sóng 3

Đây là sóng mạnh nhất, thể hiện xu hướng tăng và cũng là sóng dài nhất, bởi có nhiều thông tin tích cực cho thị trường, hay các hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả hơn. Ở sóng 3 thì sẽ có giá tăng lên nhanh chóng và đợt sóng này rất được các nhà đầu tư quan tâm/.

5.4 Sóng 4

Sóng 4 là sóng điều chỉnh, khối lượng giao dịch thấp hơn sóng 3. Ở đợt sóng này, giá thường sẽ thấp trong một thời gian dài, giảm khoản ít hơn 38.2% so với sóng 3. Đây cũng là đợt sóng được nhiều nhà đầu tư lựa chọn mua bởi tiềm năng của sóng 5.

5.5 Sóng 5

Đợt sóng cuối và cũng là xu hướng chính của thị trường. Khi xuất hiện nhiều thông tin tích cực cùng những triển vọng trong kinh doanh, nên các nhà đầu tư sẽ tiếp tục tham gia và đẩy giá cao đợt sóng 3. Nhưng ở sóng 5 sẽ không có lực tăng và khối lượng giao dịch tăng bằng đợt sóng 3.

Mặc khác thì ở giai đoạn cuối của chu kỳ sóng Elliott thì các nhà đầu tư cần sử dụng thêm các chỉ báo MACD, Stochastic,… để có những quyết định đúng đắn cho mình.

Tóm lại, sóng Elliott là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà đầu tư nhằm xác định thời điểm mua bán cũng như xu hướng của thị trường để mang lại kết quả tốt trong giao dịch. DK Tech hy vọng bài viết này sẽ cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho bạn. Chúc bạn thành công.

Xem thêm: Dịch vụ thiết kế sàn giao dịch tiền ảo tại DK Tech

DMCA.com Protection Status

You cannot copy content of this page