Thị trường tài chính luôn có nhiều tiềm năng về lợi nhuận, nhưng bên cạnh đó thì cũng đi kèm nhiều rủi ro. Do đó, Hedge là công cụ tạo ra để giúp nhà đầu tư yên tâm hơn khi đầu tư. Vậy Hedge là gì? Hãy cùng DK Tech tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé.
Mục Lục
1. Hedge là gì?
Hedging hay còn được biết đến với cái tên khác hedging, là một hợp đồng thông minh được thiết kế để bảo vệ danh mục đầu tư khỏi rủi ro và biến động trong thời kỳ thị trường suy thoái. Bạn có thể hiểu đơn giản rằng, hedge đóng vai trò là bảo hiểm để giúp cho các nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro khi điều kiện xấu xảy ra.
Đặc biệt là trong thị trường tài chính, hedge tạo ra một vị thế trái ngược với vị thế đầu tư. Do đó, nếu tình huống diễn biến theo hướng ngược lại với dự kiến (thị trường đi xuống), vị thế hedging sẽ tạo ra lợi nhuận và lợi nhuận này sẽ được sử dụng để bù đắp các khoản lỗ phát sinh trước đó.
2. Các thị trường tài chính đã ứng dụng hedging như thế nào?
Hedge hiện nay không chỉ áp dụng đối với thị trường chứng khoán, mà còn được áp dụng ở cả thị trường ngoại hối, crypto,.. Ngoài ra thì nghiệp vụ hedging sẽ do các nhà đầu tư quyết định dựa trên chiến lược đầu tư của họ.
2.1 Thị trường chứng khoán, tiền ảo
Cổ phiếu là tài sản quan trọng nhất trên thị trường chứng khoán. Trong đó, nghiệp vụ hedge sẽ sử dụng hợp đồng tương lai và quyền chọn để phòng ngừa rủi ro trên thị trường này.
Về cơ bản, đây chỉ là những nghiệp vụ hedging thông thường. Trên thực tế, các nhà đầu tư chuyên nghiệp thì sẽ luôn có biện pháp phòng ngừa cũng như giữ an toàn cho danh mục đầu tư của mình.
Ví dụ: Bạn mua 2.000 cổ phiếu A với giá 50.000 đồng/cổ phiếu, nhưng để giảm thiểu rủi ro thì nhà đầu tư quyết định sử dụng hedging cho hợp đồng tương lai. Vì dự đoán trong thời gian sắp tới sẽ có biến động về giá.
Bạn quyết định mua quyền chọn bán cho 2.000 phiếu A với mức giá 45.000 đồng/cổ phiếu, phí 3.000 đồng/cổ phiếu.
Vì vậy, khi thị trường đi xuống, khiến cho giá cổ phiếu còn 30.000 đồng/cổ phiếu thì bạn chỉ lỗ: 50.000 – 42.000 = 8.000 đồng/cổ phiếu. Thay vì lỗ 20.000 đồng/cổ phiếu.
Còn ngược lại, khi thị trường đi lên thì bạn có thể chốt lời theo giá của thị trường và không cần sử dụng hedge.
Xem thêm: Dịch vụ thiết kế sàn giao dịch tiền ảo tại DK Tech
2.2 Thị trường ngoại hối
Tài sản chính của thị trường ngoại hối là các cặp tiền tệ, nên việc sử dụng hedging trên thị trường ngoại hối chỉ được thực hiện bởi các nhà đầu tư chuyên nghiệp, các tổ chức tài chính với khối lượng giao dịch lớn.
Ở thị trường ngoại hối việc sử dụng hedge sẽ không phù hợp cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ bởi sự ảnh hưởng về chi phí giao dịch.
Hedging thực hiện trên thị trường ngoại hối như sau:
- Hedging trực tiếp là hành động MUA/Bán 1 cặp ngoại tệ với khối lượng giao dịch khác nhau và thời gian giao dịch cụ thể.
- Hedging cùng lúc nhiều loại tiền để phòng vệ các cặp ngoại tệ mà bạn đầu tư nhiều.
- Hedging thông qua quyền chọn.
Xem thêm: Quyền chọn nhị phân là gì?
2.3 Thị trường hàng hóa
Các tài sản chính trên thị trường hàng hóa là nông sản, năng lượng, hàng hóa, kim loại,… Do đó đây là thị trường dành riêng cho các công ty, cá nhân, tổ chức sản xuất,..
Không riêng chứng khoán, ngoại hối mới chịu sự ảnh hưởng khi biến động giá cả, mà ngay cả những mặt hàng thông thường cũng sẽ chịu sự biến động về giá cả khi gặp những điều kiện xấu.
Ví dụ: Công ty vàng bạc đá quý có thể mua hợp đồng tương lai (Hedging) cho mình, nhằm giảm những tổn thất khi giá vàng đi xuống trong tương lai. Còn ngược lại khi giá vàng tăng thì họ sẽ được nhận được lợi nhuận từ phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán.
Xem thêm: Defi là gì?
3. Đặc điểm của rủi ro hedge trên thị trường ngoại hối
Về nguyên tắc, nghiệp vụ hedge cũng là một hình thức đầu tư. Thay vì các loại hình đầu tư khác tập trung vào việc tạo ra lợi nhuận, hedge có thể giúp giảm thiểu rủi ro và ngăn ngừa rủi ro. Do đó, các đặc điểm cơ bản của hoạt động kinh doanh và đầu tư cũng cần được đảm bảo.
3.1 Chi phí của nghiệp vụ hedge
Ngoài ra, nghiệp vụ hedging cũng cần phải trả một khoản phí nhất định. Đây là số tiền người dùng chi cho các công cụ phái sinh (phí quyền chọn, phí hợp đồng tương lai). Trên thị trường tài chính, việc hình thành một vị thế bù trừ cũng được coi là việc thiết lập một giao dịch mới. Tuy nhiên, nếu không có rủi ro, chi phí giao dịch là không đáng kể.
3.2 Rủi ro của nghiệp vụ hedging
Nghiệp vụ hedging không phải biện pháp để phòng ngừa rủi ro 100%, mà nó chỉ làm giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư, nhưng vẫn có nguy cơ thất bại nếu rơi vào các vị thế đối lập, vì diễn biến của thị trường luôn khó đoán.
3.3 Đôi bên tham gia vào nghiệp vụ hedge đều có rủi ro
Khi các công ty bảo hiểm bán bảo hiểm cho nhiều người dùng và trong cùng một lúc, nếu có vấn đề xấu xảy ra thì chi phí mà công ty bảo hiểm phải bỏ ra cao hơn so với lợi nhuận mà họ thu được. Chính vì thế, nghiệp vụ hedging đều sẽ có rủi ro cho cả 2 bên.
Mặc khác, người bán quyền chọn và hợp đồng tương lai lo ngại rằng việc phòng ngừa rủi ro sẽ không thành công hoặc chi phí hedge của người bán sẽ quá thấp để trang trải các khoản lỗ phát sinh.
4. Các chiến lược phòng ngừa rủi ro hedging trên thị trường ngoại hối
Có hai loại chiến lược hedge chính: trực tiếp và gián tiếp. Có hai loại hedge gián tiếp: hedge với các cặp tiền tệ liên quan và hedge với các hợp đồng quyền chọn.
4.1 Chiến lược hedge trực tiếp
Đây là chiến lược hedge dễ thực hiện nhất. Mặc dù khả năng loại bỏ rủi ro của vị trí chính là rất cao, nhưng đồng sẽ loại bỏ phần lớn lợi nhuận tiềm năng của vị trí chính một khi vị trí phòng ngừa rủi ro được kích hoạt.
Chiến lược hedge trực tiếp liên quan đến việc mở các vị trí mua và bán trên cùng một tài sản với cùng khối lượng và giá.
Sự thành công của chiến lược này phụ thuộc vào khả năng phán đoán và ra quyết định của nhà đầu tư. Do sự phức tạp và không thể đoán trước này, rủi ro của hedge trên thị trường ngoại hối là rất cao nếu người dùng không có đủ kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
4.2 Chiến lược hedge gián tiếp
4.2.1 Chiến lược hedge bằng các cặp tiền tệ
Chiến lược này được áp dụng bằng cách chọn một cặp tiền tệ có mối tương quan cao với cặp tiền tệ đang được giao dịch để mở một vị thế phòng ngừa rủi ro. Nếu mối tương quan giữa hai cặp tiền tệ là âm, hãy mở hai vị trí tương tự và ngược lại. Nếu mối tương quan giữa hai cặp tiền tệ là dương, hãy mở hai vị trí đối diện.
Những chiến lược này có chi phí cao. Người dùng nên xem xét cẩn thận và hiểu các khoản phí này trước khi quyết định sử dụng nghiệp vụ hedge. Nếu tất cả những điều đó không ảnh hưởng quá nhiều đến lợi nhuận của bạn, bạn có thể làm theo nó. Và ngược lại. Nếu tổn thất của bạn quá lớn, hãy xem xét thay đổi kế hoạch của bạn.
4.2.2 Chiến lược hedge bằng hợp đồng quyền chọn
Chiến lược này áp dụng tương tự nghiệp vụ hedge trên thị trường chứng khoán.
4. Những câu hỏi thường gặp
4.1 Chi phí phát sinh ở chiến lược hedge phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Có bốn yếu tố chính ảnh hưởng đến chi phí của một chiến lược: chênh lệch spread, chênh lệch pip, chênh lệch tỷ giá hối đoái và phí swap.
4.2 Người dùng sẽ chịu mấy khoản phí spread khi sử dụng nghiệp vụ hedge?
Người dùng sẽ thực hiện hai lệnh cùng một lúc, phát sinh hai khoản phí chênh lệch.
4.3 Broker là gì trong thị trường ngoại hối?
Broker có thể hiểu đơn giản là bên trung gian thứ ba có nhiệm vụ kết nối khách hàng lẻ với các nhà cung cấp quy mô lớn. Người dùng có thể giao dịch thông qua các broker.
4.4 Nên sử dụng cặp tỷ giá như thế nào là an toàn?
Để giảm thiểu rủi ro, người dùng nên chọn các cặp tiền có độ biến động thấp.
Hy vọng với những thông tin trên đây thì bạn đã biết được thuật ngữ hedge hay hedging là gì. Tuy nhiên, để sử dụng hedge một cách hiệu quả thì bạn cần phải tìm hiểu kỹ các thông tin và những rủi ro khi áp dụng nghiệp vụ hedge. DK Tech chúc bạn vận dụng thành công nghiệp vụ hedge nhé.
Xem thêm: Dịch vụ thiết kế website theo yêu cầu, giá rẻ, chuẩn SEO tại DK Tech