Phân Kỳ là gì? Dấu hiệu nhận biết các loại phân kỳ

Phân kỳ là một chỉ báo dùng để dự đoán biến động giá trong thị trường chứng khoán/crypro, nhằm đạt lợi nhuận cao khi đầu tư. Vậy phân kỳ là gì và cách sử dụng chỉ báo phân kỳ như thế nào? Hãy cùng DK Tech tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.

1. Phân kỳ là gì?

Phân kỳ là gì? Phân kỳ là chỉ báo khi chuyển động của giá đi ngược lại so với chỉ báo. Hiểu theo cách đơn giản, phân kỳ là tình trạng thị trường đảo chiều.

Các hướng di chuyển giá được định thông qua các đỉnh hoặc cách đáy và chỉ báo (RSI, MACD,…).

VD: Trong xu hướng giả, nhưng chỉ báo báo dấu hiệu đảo chiều tăng => tín hiệu này chỉ ra giá chuẩn bị tăng trong tương lai.

Xem thêm: Trendline là gì?

phân kỳ là gì

2. Các loại phân kỳ trong giao dịch

2.1 Phần kỳ thường

2.1.1 Phân kỳ dương (Bullish divergence)

Phân kỳ dương thường xuất hiện trong xu hướng giá giảm (các đáy nối với nhau theo chiều đi xuống), tuy nhiên chỉ báo RSI lại có xu hướng tăng lên (đỉnh phía sau cao hơn phía trước). Cho thấy một diễn biến tăng giá sắp xảy ra.

phân kỳ dương
Phân kỳ dương

2.1.2 Phân kỳ âm (Bearish divergence)

Ngược lại với phân kỳ dương thì phân kỳ âm xảy ra trong xu hướng giá tăng và chỉ số RSI giảm (đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước). Dấu hiệu này cho thấy một hướng đảo chiều mới sắp xuất hiện (phân kỳ âm).

Phân kỳ âm
Phân kỳ âm

2.2 Phân kỳ ẩn

2.2.1 Phân kỳ ẩn tăng giá (Hidden bullish divergence)

Phân kỳ ẩn tăng giá xuất hiện trong trường hợp giá đang tăng, đáy sau cao hơn đáy trước, nhưng RSI là có chiều hướng giảm. Dấu hiệu này cho thấy giá đi theo xu hướng tăng.

Ở trường hợp này, nhà đầu tư nên đặt lệnh mua với khoản 30 – 40% vốn đầu tư. Tuy nhiên, bạn không nên chỉ dựa vào mỗi chỉ báo này để giao dịch, mà hãy kết hợp thêm nhiều chỉ báo khác nửa thì sẽ mang lại kết quả thành công cao hơn.

Xem thêm: Sóng Elliott là gì trong chứng khoán và crypto?

Phân kỳ ẩn tăng giá
Phân kỳ ẩn tăng giá (Hidden bullish divergence)

2.2.2 Phân kỳ ẩn giảm giá (Hidden bearish divergence)

Ngược lại với phân kỳ ẩn tăng giá là phân kỳ ẩn giảm giá. Khi xu hướng giá giảm nhưng chỉ báo lại theo hướng tăng. Nhà đầu tư nên tranh thủ bán để giảm thiểu tổn thất.

Phân kỳ ẩn giảm giá

2.3 Phân kỳ phóng đại

2.3.1 Phân kỳ phóng đại tăng (Exaggerated Bullish Divergence)

Phân kỳ phóng đại tăng khi 2 đáy có giá bằng nhau và chỉ báo có xu hướng tăng. Thì đây là dấu hiệu để mua vì quá trình tích lũy đã kết thúc và chuẩn bị cho một xu hướng tăng sắp đến.

Phân kỳ phóng đại tăng
Phân kỳ phóng đại tăng (Exaggerated Bullish Divergence)

2.3.2 Phân kỳ phóng đại giảm (Exaggerated Bearish Divergence)

Phân kỳ phóng đại giảm xảy ra khi thị trường tích lũy và chỉ báo giảm. Thì đây là dấu hiệu nhận thấy quá trình tích lũy sắp kết thúc và một xu hướng giảm sắp diễn ra. Nhà đầu tư nên bán để phòng ngừa rủi ro cho thị trường.

Xem thêm: Chiến lược DCA và cách vận dụng như thế nào?

Phân kỳ phóng đại giảm
Phân kỳ phóng đại giảm (Exaggerated Bearish Divergence)

3. Các chỉ báo trong phân kỳ

Để nhận biết phân kỳ, bạn cần dựa vào các chỉ báo sau:

3.1 MACD (Moving Average Convergence Divergence)

MACD là đường trung bình động phân kỳ hội tụ, chỉ báo được tạo bởi EMA (đường trung bình động) của 12 ngày trừ đi 26 ngày.

  • Nếu MACD dương (MACA > 0) thì xu hướng giá tăng.
  • Nếu MACD âm (MACA > 0) thì xu hướng giá giảm.

Tuy nhiên, bạn không chỉ nên dựa vào MACD không mà hãy dựa thêm vào các chỉ báo: SMA, Bollinger Bands,… để đưa ra quyết định mua/bán đúng hơn.

3.2 RSI

Đây là một chỉ báo tương đối phổ biến vì nó thể hiện sức mạnh của đồng coin hay cổ phiếu đó. Nếu RSI sẽ chạy từ 0-100:

  • Nếu RSI > 70 thì đây là trạng thái quá mua.
  • Nếu RSI < 30 là trạng thái quá bán

Khi phân kỳ tăng thì RSI sẽ liên tục tạo đỉnh và ngược lại cho trường hợp phân kỳ giảm.

3.3 Stochastic

Chỉ báo Stochastic thể hiện sức mua hoặc sức bán của thị trường ở thời điểm hiện tại so với 14 phiên trước đó. Chỉ báo này được hình thành đường chỉ báo (%K) và đường tín hiệu (%D) và có giới hạn từ 0 – 100.

  • Stochastic > 80: quá mua
  • Stochastic< 20: quá bán

4. Sử dụng tín hiệu phân kỳ trong giao dịch

4.1 Phân kỳ thường – đảo chiều xu hướng

  • Uptrend (xu hướng tăng) – Đặt lệnh Bán khi xuất hiện bearish divergence (phân kỳ giảm giá).
  • Downtrend (xu hướng giám) – Đặt lệnh Mua khi xuất hiện bullish divergence (phân kỳ tăng giá).

4.2 Phân kỳ ẩn – tiếp diễn xu hướng

  • Uptrend – Đặt lệnh Mua khi có tín hiệu phân kỳ ẩn giữa 2 đáy giá và chỉ báo.
  • Downtrend – Đặt lệnh Bán khi có tín hiệu phân kỳ ẩn giữa 2 đỉnh giá và chỉ báo

Lưu ý: Tín hiệu phân kỳ chỉ giúp nhà đầu tư xác định đường giá trong tương lai và cần phải kết hợp thêm các chỉ báo khác để có thể dự đoán chính xác thị trường.

Với những thông tin về tín hiệu phân kỳ trong bài viết này thì bạn đã có thể nhận biết được dấu hiệu của phân kỳ trên thị trường sẽ diễn ra như thế nào và làm sao để nhận biết. Tuy nhiên, đây cũng là một chỉ báo để hỗ trợ cho nhà đầu tư phân tích, DK Tech khuyên bạn không nên hoàn toàn phụ thuộc vào một loại chỉ báo mà hãy kết hợp nhiều loại chỉ báo để có thể đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

DMCA.com Protection Status

You cannot copy content of this page