Giao dịch theo xu hướng là một chiến giao dịch theo sự chuyển động của dòng tiền chính trong thị trường. Phương pháp này được các nhà đầu tư cá nhân ưa chuộng với tính đơn giản và khả năng thành công cao trong giao dịch. Trong bài viết này, hãy cùng DK Tech tìm hiểu về khái niệm, cách nhận biết xu hướng và các chiến lược cụ thể liên quan đến giao dịch theo xu hướng.
Mục Lục
1. Giao dịch theo xu hướng là gì?
Giao dịch theo xu hướng (trend following) là phương pháp giao dịch được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực chứng khoán, thị trường ngoại hối và các thị trường tài chính khác. Phương pháp này tập trung vào việc nhận diện và tận dụng các xu hướng thị trường dài hạn hay ngắn hạn, để đưa ra quyết định giao dịch.
2. Chỉ báo sử dụng trong giao dịch theo xu hướng
Có nhiều phương pháp để xác định xu hướng trên thị trường chứng khoán, trong đó, sử dụng chỉ báo kỹ thuật trong giao dịch là phương pháp phổ biến. Dưới đây là một số chỉ báo quan trọng để các nhà đầu tư nắm vững khi xác định giao dịch theo xu hướng trên thị trường chứng khoán.
2.1 Đường trung bình động (Moving Average – MA)
Đường trung bình động (MA) là một chỉ báo kỹ thuật đơn giản được sử dụng để theo dõi xu hướng trên thị trường. MA được tính bằng cách lấy giá trung bình của một số phiên giao dịch nhất định.
Có hai loại MA phổ biến là đường trung bình động đơn giản (SMA) và đường trung bình động hàm mũ (EMA).
2.2 Đường trung bình động hội tụ phân kỳ MACD
MACD được coi là một chỉ báo kỹ thuật phức tạp hơn MA, được sử dụng để xác định xu hướng và tín hiệu đảo chiều trên thị trường.
MACD là giá trị được tính bằng đường trung bình động ngắn hạn (EMA) 12 ngày trừ đi đường trung bình động dài hạn (EMA) 26 ngày.
2.3 Bollinger Bands
Bollinger Bands là một chỉ báo kỹ thuật giúp xác định xu hướng và các mức hỗ trợ, kháng cự trên thị trường. Bao gồm ba đường như sau:
- Đường trung bình động: Được xác định là đường trung bình động của giá.
- Đường trên: Được xác định là đường trung bình động cộng với hai độ lệch chuẩn của giá.
- Đường dưới: Được xác định là đường trung bình động trừ hai độ lệch chuẩn của giá.
2.4 Đường trendline
Đường trendline là một đường thẳng được vẽ để nối các đỉnh hoặc đáy của giá. Được sử dụng để xác định xu hướng và các mức hỗ trợ, kháng cự trên thị trường.
2.5 Sideways
Sideways được hiểu là một vùng giá được giới hạn bởi hai đường thẳng song song. Các đường thẳng này có thể được sử dụng để xác định xu hướng và các mức hỗ trợ, kháng cự trên thị trường.
3. Các loại xu hướng trong thị trường
Có ba loại giao dịch theo xu hướng trong thị trường bao gồm: xu hướng tăng, xu hướng giảm và xu hướng đi ngang.
3.1 Xu hướng tăng
Giao dịch theo xu hướng tăng là khi giá cổ phiếu liên tục tăng, có đỉnh và đáy sau cao hơn so với đỉnh và đáy trước đó. Điều này cho thấy khi giá cổ phiếu tăng, dòng tiền lớn hoặc đám đông nhà đầu tư sẽ có xu hướng mua vào. Xu hướng tăng thường tạo ra lợi nhuận, từ đó kích thích sự hứng thú của nhà đầu tư.
3.2 Xu hướng giảm
Giao dịch theo xu hướng giảm là khi giá cổ phiếu liên tục giảm, có đỉnh và đáy sau thấp hơn so với đỉnh và đáy trước đó. Ngược lại với xu hướng tăng, lúc này các dòng tiền lớn hoặc đám đông nhà đầu tư sẽ có ý định bán ra. Giá cổ phiếu giảm thường tạo ra cơ hội lợi nhuận từ việc bán cổ phiếu hoặc thực hiện giao dịch ngắn hạn.
3.3 Xu hướng đi ngang
Xu hướng đi ngang (sideway) là khi đỉnh và đáy cổ phiếu không có sự thay đổi đáng kể trong một khoảng thời gian dài. Trong trạng thái này, thường sẽ không có xu hướng rõ ràng và dòng tiền lớn hoặc đám đông nhà đầu tư đang có ý định mua hoặc bán cổ phiếu.
Xem thêm: Sóng Elliott là gì?
4. Lợi ích của giao dịch theo xu hướng
Lợi ích của việc giao dịch theo xu hướng, được thể hiện cụ thể sau nội dung dưới đây:
4.1 Dễ dàng nắm bắt và dự đoán xu hướng
Nhà đầu tư có thể dễ dàng nhận biết, từ đó dự đoán được hiện tại và tương lai của thị trường. Bằng cách phân tích các dấu hiệu của thị trường đang thay đổi và hình thành xu hướng mới, nhà giao dịch có thể nắm bắt xu hướng và đặt lệnh để kiếm lợi nhuận.
4.2 Nâng cao khả năng thành công
Giao dịch theo xu hướng được xem là một hình thức giao dịch an toàn, cho phép nhà đầu tư kiếm được khoản lợi nhuận lớn từ giao dịch. Đặc biệt, khi mua vào điểm thích hợp các nhà đầu tư có thể tối ưu hóa lợi nhuận.
4.3 Đưa ra mức tỷ lệ R:R tốt
Tỷ lệ rủi ro-tiềm năng (R:R) là yếu tố quan trọng khi giao dịch trên thị trường. Giao dịch theo xu hướng cho phép nhà giao dịch đưa ra mức tỷ lệ R:R tốt hơn, giúp giới hạn rủi ro và tăng khả năng nhận thưởng.
4.4 Tiết kiệm thời gian
Giao dịch theo xu hướng không đòi hỏi nhà giao dịch phải theo dõi thị trường liên tục như các phương pháp giao dịch lướt sóng. Thay vào đó, phương pháp này có nhịp độ chậm hơn và chỉ kéo dài trong khoảng thời gian nhất định. Do đó, nhà đầu tư có thể đặt lệnh trước cho các khoảng thời gian dài hơn mà không cần theo dõi thị trường, giúp tiết kiệm thời gian.
4.5 Chi phí thấp
Lợi ích của việc giao dịch theo xu hướng là thường có chi phí thấp hơn so với các phương pháp giao dịch khác như giao dịch trong ngày hoặc giao dịch trên thị trường ngoại hối. Mang lại sự cạnh tranh lớn đối với các nhà giao dịch, giúp giảm chi phí và tăng tỷ suất lợi nhuận.
Xem thêm: FUD là gì?
5. Các chiến lược giao dịch theo xu hướng
5.1 Mua khi giá điều chỉnh (Pullback)
Mua khi giá điều chỉnh là một trong những chiến lược giao dịch theo xu hướng phổ biến hiện nay, khi giá cổ phiếu hoặc tài sản điều chỉnh tạm thời. Điều này có nghĩa là tìm kiếm cơ hội mua vào khi giá xuất hiện một đợt giảm ngắn hạn, nhưng vẫn duy trì xu hướng tăng dài hạn. Chiến lược này có những ưu điểm và nhược điểm sau đây.
Ưu điểm
- Giúp nhà đầu tư mua tài sản với mức giá thấp và bán với giá cao.
- Tối ưu hóa giá vốn.
- Phù hợp với nguồn vốn lớn
Nhược điểm
- Nhà đầu tư khó khăn trong việc kiểm soát thời gian và quản lý rủi ro.
5.2 Mua khi giá phá vỡ (Break-out)
Chiến lược mua khi giá phá vỡ là một chiến lược khác được sử dụng trong giao dịch. Đề cập đến việc mua vào khi giá cổ phiếu hoặc tài sản bị phá vỡ và thiết lập tạm thời với hy vọng sẽ có xu hướng tăng trong dài hạn. Chiến lược này cũng có ưu và nhược điểm riêng như sau:
Ưu điểm
- Tối ưu hóa khả năng xoay vòng vốn: Khi giá cổ phiếu bị phá vỡ, cho thấy giá có khả năng tăng nhanh. Việc mua vào lúc này giúp nhà đầu tư có thể tận dụng cơ hội tăng giá nhanh và tối ưu hóa khả năng xoay vòng vốn.
- Quản lý rủi ro tốt hơn.
Nhược điểm
- Chấp nhận rủi ro mua với giá cao với hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng.
- Khó khăn trong việc giải ngân cùng một lúc với các cổ phiếu có thanh khoản trung bình thấp. Gây khó khăn trong việc mua vào đúng thời điểm và tạo ra sự chênh lệch giữa giá mua và giá thực tế.
Tóm lại, cả hai chiến lược đều có ưu nhược điểm riêng. Việc áp dụng các chiến lược trong giao dịch theo xu hướng giúp nhà đầu tư tận dụng nhịp điều chỉnh hoặc phá vỡ của giá để tăng khả năng thành công trong giao dịch. Tuy nhiên, việc xác định thời điểm và quản lý rủi ro vẫn là những yếu tố quan trọng cần được chú trọng.
Như vậy, sau bài viết này, giao dịch theo xu hướng có thể hiểu là chiến lược quan trọng trong thị trường tài chính. Nhà đầu tư cá nhân có thể áp dụng chiến lược này để tận dụng sự đồng thuận của các nhà đầu tư lớn và tăng khả năng thành công trong giao dịch.
Trên đây là toàn bộ thông tin mà DK Tech đã cung cấp cho người đọc về giao dịch theo xu hướng với hy vọng sẽ giúp các nhà đầu tư thành công trong giao dịch. DK Tech còn là đơn vị chuyên về lĩnh vực thiết kế website theo yêu cầu, thiết kế app theo yêu cầu, nếu bạn quan tâm hãy liên hệ với DK Tech ngay nhé!