Domain Controller Là Gì, Vai Trò Và Trách Nhiệm Đối Với Website

Domain Controller có lẽ khác quen thuộc với các doanh nghiệp vì nó gắn liền với quá trình hoạt động của website doanh nghiệp. Tuy nhiên thuật ngữ này vẫn còn khá xa lạ với nhiều bạn, vì thế bài viết sau đây DK TECH sẽ giải đáp cho bạn Domain Controller là gì và vai trò của Domain Controller như thế nào.

1. Domain Controller là gì?

Domain Controller là một hệ thống server (máy chủ) được thiết lập để quản lý, kiểm tra domain (tên miền). Cách hoạt động của Domain Controller tương tự như một người gác cổng, với vai trò là xác thực/ủy quyền truy cập cho user (người dùng), nhằm đảo bảo họ chỉ được quyền truy cập vào những phần mà được ủy quyền, để bảo mật dữ liệu. Nói theo cách dễ hiểu thì Domain Controller sẽ là hệ thống chịu trách nhiệm về các vấn đề an ninh mạng.

Domain Controller Là Gì

2. Chức năng của Domain Controller?

Domain Controller có một vai trò quan trọng trong việc bảo mật đối với các doanh nghiệp, chức năng của Domain Controller được sử dụng phổ biến là: Global Catalog Servers, Operations Masters

2.1 Global Catalog Servers

Khi Domain Controller được cài đặt để làm Global Catalog Servers thì sẽ có nhiệm vụ lưu trữ tất cả các domain có trong forest. Các Domain Controller khác cũng sẽ được cài đặt nhằm mục đích quản lý lưu trữ một thư mục nào đó hay một domain trong forest.

Bên cạnh đó thì những đối tượng không được chỉ định sự quản lý bởi domain thì sẽ được lưu trữ trong 1 phần của bản sao lưu domain.

2.2 Operations Masters

Với chức năng là Operations Masters thì Domain Controller sẽ thực hiện tính thống nhất và ngăn chặn tình trạng xung đột giữa các entry trong cơ sở dữ liệu.

Ở chức năng Operations Masters thì sẽ thực hiện 5 vai trò chính: Sơ đồ tổng thể, cơ sở hạ tầng, PDC, tên miền Master, RID.

Xem thêm: Vòng đời tên miền quốc tế và Việt Nam diễn ra như thế nào?

3. Các loại Domain Controller

Domain Controller được phân làm 2 loại chính: Primary Domain Controller (PDC) và Backup Domain Controller (BDC).

3.1 Primary Domain Controller (PDC)

Primary Domain Controller có nhiệm vụ chính là lưu trữ, bảo mật tài nguyên, thông tin, dữ liệu, hình ảnh quan trọng. Primary Domain Controller được xem là máy chủ Windows Server được sử dụng bởi doanh nghiệp để họ có thể quản lý và bảo vệ những thông tin trọng của doanh nghiệp.

3.2 Backup Domain Controller (BDC)

Backup Domain Controller sẽ thực hiện bằng cân bằng, đảm bảo cho tính ổn định khi có vấn đề xảy ra. Trong quá trình hoạt động thì Backup Domain Controller sẽ tương tác với Primary Domain Controller để có tự tự động sao chép dữ liệu đều đặn, nhằm bảo bảo những dữ liệu qua trọng sẽ không bị mất và mạng của doanh nghiệp sẽ hoạt động trơn tru kể cả khi có vấn đề xảy ra.

Xem thêm: Hosting là gì?

4. Ưu và nhược điểm của Domain Controller

4.1 Ưu điểm của Domain Controller

  • Giúp cho việc bảo vệ người dùng được tốt hơn.
  • Cải thiện bảo mật thông qua chức năng tự động khóa.
  • Quản lý và phân quyền cho người dùng tốt hơn.
  • Chia sẻ tài nguyên cho tệp và máy in được nhanh chóng hơn,
  • Cho khả năng phân phối và mở rộng hệ thống lớn hơn.

4.2 Nhược điểm của Domain Controller

  • Luôn là mục tiêu tấn công mạng (cyber attack).
  • User và hệ điều hành phải luôn duy trì để bảo tính ổn định và bảo mật
  • Bị phụ thuộc vào uptime.
  • Mạng yêu cầu về phần cứng/phần mềm.

5. Domain Controller có thật sự cần thiết cho doanh nghiệp không

Dữ liệu khách hàng là điều mà các doanh nghiệp cần đảm bảo về việc bảo mật, tránh bị rò rỉ. Chính vì thế mà doanh nghiệp nào cùng cần Domain Controller để cải thiện tính bảo mật, tuy nhiên doanh nghiệp cũng có thể sử dụng một giải pháp thay thế là thanh toán và CRM dựa trên cloud. Giải pháp này sẽ bảo vệ dữ liệu của khách hàng trên web.

6. DK Tech – Công ty thiết kế website theo yêu cầu

Bên cạnh những thông tin trên thì bạn cũng có thể tham khảo thêm dịch vụ thiết kế website theo yêu cầu tại DK Tech, hầu hết khách hàng khi thực hiện dịch vụ thiết kế website theo yêu cầu tại DK Tech đều hài lòng.

  • Đội ngũ lập trình viên dày dặn kinh nghiệm và thực hiện nhiều dự án thành công.
  • Độ bảo mật cao, tốc độ tải trang nhanh chóng giúp giữ chân khách hàng với website được lâu hơn.
  • Giao diện đẹp mắt, đáp ứng tốt chuẩn UX/UI nhằm tăng tính trải nghiệm cho người dùng.
  • Chi phí thiết kế website phù hợp với quy mô doanh nghiệp lớn/nhỏ hoặc cá nhân tùy thuộc vào tính năng mà khách hàng yêu cầu.
  • Chính sách bảo hành vĩnh viễn, bảo trì giúp khách hàng không còn quá lo lắng trong quá trình vận hành website.

Hy vọng với những thông tin từ bài viết này đã giúp bạn biết được Domain Controller là gì và hiểu được tầm quan trọng của Domain Controller đối với doanh nghiệp trong việc bảo mật thông tin khách hàng. Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn có một ngày làm việc vui vẻ.

DMCA.com Protection Status

You cannot copy content of this page