Gas Fee là gì? Những điều cần biết về Gas Fee

Gas Fee có vai trò quan trọng với những người quan tâm đến việc đầu tư tiền điện tử. Đây là vấn đề đầu tiên cần được xem xét trước khi bước vào thế giới Crypto. Gas Fee đóng vai trò trong việc hoạt động các nền tảng Blockchain và có thể ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận, trải nghiệm giao dịch của người dùng. Hãy cùng DK Tech tìm hiểu xem Gas Fee là gì? Có bao nhiêu loại Gas Fee và sử dụng Gas Fee sao cho hiệu quả qua bài viết sau.

1. Gas Fee là gì?

Gas Fee là gì? Gas Fee hay còn được gọi là phí gas (phí giao dịch Gas) là chi phí mà người dùng phải trả cho hệ thống Blockchain khi thực hiện giao dịch hoặc tương tác với smart contract (hợp đồng thông minh). Gas sử dụng như một đơn vị đo lường để đánh giá mức độ hoạt động trên nền tảng đó. Có thể hiểu đây là tài nguyên tính toán sử dụng để hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể.

2. Vai trò của Gas Fee với mạng lưới Blockchain

Sau khi tìm hiểu Gas Fee là gì, để hiểu rõ hơn. Tiếp theo hãy tìm hiểu vai trò của phí Gas với nội dung sau. Gas Fee có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì mạng lưới Blockchain, đặc biệt trên nền tảng Ethereum. Giúp đảm bảo các miner và validator sẽ được khuyến khích và tham gia vào quá trình xác thực giao dịch một cách hiệu quả. Cụ thể phí Gas có các vai trò sau đây:

  • Duy trì mạng lưới: Gas Fee được xem là phần thưởng cho các thợ đào hoặc validator khi xác thực các giao dịch trên mạng lưới Ethereum. Gas Fee càng cao thì việc xác thực các giao dịch càng hiệu quả. Điều này đảm bảo mạng lưới luôn có đủ nguồn lực và sự quan tâm từ các thành viên để tiếp tục hoạt động một cách ổn định.
  • Đảm bảo tính công bằng mạng lưới: Gas Fee giúp đảm bảo tất cả các giao dịch đều có cơ hội được xác thực và xử lý một cách công bằng. Khi một giao dịch được gửi đi trên mạng lưới Ethereum, người gửi phải trả một khoản phí Gas để thúc đẩy các thợ đào hoặc validator xử lý giao dịch đó. Giao dịch nào có Gas Fee cao sẽ được ưu tiên xử lý trước.
  • Điều chỉnh tốc độ xử lý giao dịch: Gas Fee cũng giúp điều chỉnh tốc độ xử lý giao dịch trên mạng lưới. Khi có nhiều giao dịch được gửi đến, nhu cầu sử dụng giao dịch tăng cao. Để tăng tốc độ xử lý, người gửi có thể tăng mức Gas Fee. Trong trường hợp này, các giao dịch có Gas Fee cao hơn sẽ được ưu tiên xử lý trước.
  • Ngăn chặn tấn công DDoS (Distributed Denial-of-Service): Gas Fee mang lại lợi ích quan trọng, ngăn chặn các cuộc tấn công từ DDoS. Nếu không có Gas Fee, người dùng có thể gửi hàng ngàn giao dịch không có giá trị, gây tắc nghẽn hệ thống và làm suy yếu mạng lưới. Tuy nhiên, Gas Fee yêu cầu người dùng phải trả phí để thực hiện giao dịch. Từ đó, Gas Fee ngăn chặn những cuộc tấn công DDoS bằng cách người dùng phải trả phí để hạn chế số lượng giao dịch không cần thiết.

Tóm lại, Gas Fee có vai trò quan trọng trong việc duy trì mạng lưới Blockchain. Nó không chỉ giúp duy trì mạng lưới và đảm bảo tính công bằng, mà còn điều chỉnh tốc độ xử lý giao dịch hiệu quả.

Xem thêm: Đào coin là gì? Những điều cần biết về đào coin

3. Những loại Gas Fee hiện nay

Các loại Gas Fee được phân chia dựa trên các yếu tố như đặc điểm, tính chất, mục đích và nền tảng hoạt động. Dưới đây là những loại Gas Fee phổ biến nhất và cách phân biệt chúng như sau:

3.1 Gas Limit

Gas Limit hiểu đơn giản là lượng Gas tối đa mà người dùng sẵn sàng chi trả cho các hoạt động giao dịch hoặc thực hiện chức năng trên Blockchain. Hay nói cách khác, Gas Limit là giá trị cao nhất mà nền tảng lấy từ người dùng khi thực hiện giao dịch. Giúp ngăn chặn lỗi trong smart contract hoặc tính toán sai, từ đó tránh lãng phí tiền của người dùng.

3.2 Gas Price

Gas Price là khoản phí mà người dùng sẵn sàng chi trả cho mỗi đơn vị Gas. Loại phí này có thể được tùy chỉnh theo nhu cầu người dùng.

Hầu hết các nền tảng Blockchain hiện nay đều sử dụng cơ chế đấu giá để quản lý và ưu tiên xử lý các giao dịch trước. Cụ thể, các validators/miners sẽ tìm kiếm và chọn các giao dịch có giá Gas cao nhất để xử lý. Sau đó, các giao dịch được xử lý theo thứ tự giảm dần.

Cơ chế này cho phép giao dịch của bạn được validators/miners xác thực nhanh chóng khi bạn trả mức Giá Gas cao hơn so với người khác. Tuy nhiên, nếu Gas Price quá thấp, giao dịch sẽ mất nhiều thời gian để xác nhận hoặc thậm chí thất bại.

Chắc hẳn sau khi tìm hiểu về các nội dung như Gas Fee là gì, vai trò của Gas Fee và các loại Gas Fee hiện nay. Từ đó, bạn có thể hiểu gần hết toàn bộ nội dung về phí Gas, vậy các công cụ kiểm tra phí Gas bao gồm những loại công cụ nào thì cùng tìm hiểu nội dung dưới đây nhé!

Xem thêm: Dịch vụ thiết kế sàn giao dịch tiền ảo tại DK Tech

4. Các công cụ kiểm tra phí Gas

4.1 Trang Blockchain

Các trang khám phá Blockchain cho phép người dùng kiểm tra Gas Fee trên mỗi Blockchain theo thời gian thực. Giúp người dùng biết được thời điểm phù hợp và tiết kiệm nhất để sử dụng mạng lưới.

Dưới đây là một số trang Blockchain explorer phổ biến hiện nay:

  • Etherscan
  • BscScan
  • Polygonscan

Phí Gas là gì - Etherscan

4.2 L2 Fees

Trang L2 Fees là tổng hợp Gas Fee của tất cả các lớp mạng lưới Layer 2 trên Ethereum. Đây là công cụ hữu ích cho người dùng khi muốn thực hiện giao dịch trên các lớp Layer 2, đặc biệt là những người quan tâm đến việc săn airdrop từ các dự án nổi tiếng như zkSync, Starknet.

4.3 CoinTool

CoinTool là một bảng tổng hợp tất cả các công cụ cần thiết cho người dùng như kiểm tra giá token/NFT, kiểm tra smart contract, tổng hợp airdrop, thu hồi token,… Ngoài ra, CoinTool còn cung cấp chức năng theo dõi Gas Fee của hơn 30 blockchain khác nhau.

Người dùng có thể xem Gas Fee trực tiếp trên trang web hoặc tải xuống trên tiện ích mở rộng của CoinTool.

Tóm lại, Gas Fee là yếu tố quan trọng trong hệ thống Blockchain, đóng vai trò trong việc duy trì cân bằng giữa sử dụng tài nguyên tính toán và hiệu suất mạng. Mặc dù đôi khi có thể gây khó khăn cho người dùng, phí Gas là một cách để đảm bảo tính công bằng và an toàn trong môi trường Blockchain.

Như vậy, bài viết trên DK Tech đã cung cấp các nội dung cụ thể về Gas Fee là gì, vai trò cũng như các loại Gas Fee hiện nay. Hy vọng những nội dung trên sẽ giúp bạn có những kiến thức về Gas Fee và sử dụng một cách hiệu quả.

Ngoài ra, DK Tech còn cung cấp các dịch vụ thiết kế website theo yêu cầu, thiết kế app theo yêu cầu. Nếu bạn quan tâm đến lĩnh vực trên hãy liên hệ ngay DK Tech để được hỗ trợ sớm nhất nhé!

tư vấn ngay

DMCA.com Protection Status

You cannot copy content of this page