Margin là gì trong Crypto và chứng khoán?

Margin là một đòn bẩy tài chính mà bạn thường thấy trong thị trường chứng khoán hay thị trường tiền điện tử? Tuy nhiên sử dụng đòn bẩy bằng margin vẫn có những rủi ro cao? Để hiểu rõ hơn về Margin là gì và cách sử dụng Margin thì mời bạn cùng DK Tech tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây nhé.

1. Margin là gì?

Margin là gì? Margin là một loại của đòn bẩy tài chính, đây là hình thức giao dịch ký quỹ để tối ưu hóa cơ hội và tăng lợi nhuận lên so với việc bạn chỉ sử dụng nguồn vốn tự có của mình.

Hiểu theo cách đơn giản thì Margin là hình thức mà sàn giao dịch cho bạn vay để đầu tư, thế chấp bằng cổ phiếu nếu là thị trường chứng khoán hoặc thế chấp bằng token nếu đó là thị trường crypto.

Ví dụ: Bạn muốn mua đồng coin có giá hiện tại là 2 USD/coin, nhưng hiện tại bạn chỉ có 200 USD, tương ứng với số coin mua được là 100 coin. Tuy nhiên bạn dự đoán trong tương lai đồng coin này sẽ tăng giá và bạn muốn mua 200 đồng coin, thì lúc này bạn có thể vay từ sàn giao dịch 200 USD (đây là hình thức Margin). Sau thời gian, đồng coin đó tăng giá từ 2 USD lên 3 USD, thì tổng giá trị của 200 coin tương đương 600 USD.

=> Sau khi trừ đi khoản vay và tiền vốn thì bạn lời được 200 USD.

Với khoản vay margin từ sàn, bạn có thể sử dụng để mua coin khác/cố phiếu trên sàn.

Lưu ý: Vay Margin cũng tương tự như vay ngân hàng và bạn chắc chắn sẽ phải chịu một mức lãi suất theo sàn quy định. Số tiền vay sẽ dựa vào số tiền mà bạn ký quỹ vào margin.

giao dịch margin là gì

2. Ưu và nhược điểm của Margin

2.1 Ưu điểm của Margin

  • Các Trader có cơ hội kiếm thêm lợi nhuận lớn so với việc chỉ sử dụng nguồn vốn của mình.

2.2 Nhược điểm của Margin

  • Có thể thua lỗ nhiều hơn nếu thị trường đi xuống hoặc khi nhà đầu tư dự đoán thị trường không chính xác thì sẽ làm cho mức lỗ trở nên nhiều hơn.
  • Bị mất đi khoản tiền ký quỹ ban đầu khi thị trường đi xuống đến mức giá thanh lý (mức giá tối thiểu cổ phiếu/tiền ảo đem đi thế chấp).

Xem thêm: Dịch vụ thiết kế sàn giao dịch tiền điện tử, Sport, Margin, Future tại DK Tech

3. Biến động thị trường ảnh hưởng đến Margin

  • Khi thị trường tăng nhà đầu tư sẽ kiếm được lời cao từ việc sử dụng margin
  • Khi thị trường đi xuống kéo theo tỷ lệ đòn bẩy tăng làm (khoản lỗ tương ứng với tỷ lệ mà bạn đã vay trước đó). Đối với thị trường chứng khoán thì sàn giao dịch mà bạn vay sẽ yêu cầu bạn cung cấp thêm tài sản thế chấp để đưa để đưa về tỷ lệ đòn bẩy đã vay trước đó hoặc bạn phải bán bớt cổ phiếu của mình.
  • Mặc khác, khi thị trường crypto đi xuống, nếu đồng coin của bạn bằng với mức giá thanh lý và sàn sẽ gửi mail yêu cầu bạn nạp thêm tiền để không bị thanh lý.

4. Có nên sử dụng Margin để đầu tư

Margin mặc dù mang lại hiệu quả tốt trong việc tận dụng đòn bẩy tài chính, tuy nhiên nếu bạn không có kinh nghiệm để sử dụng vốn vay thì có thể bị mất trắng phần tài sản của mình.

Nên sử dụng margin khi nào:

  • Khi bạn có nhiều kinh nghiệm dày dặn khi chơi chứng khoán/tiền ảo.
  • Chỉ nên sử dụng margin khi thị trường có xu hướng tăng rõ ràng.
  • Nên sử dụng trong thời gian ngắn và không nên dùng để đầu tư lâu dài, vì sử dụng margin bạn vẫn phải chịu phần lãi suất như việc bạn đi vay ngân hàng, nhưng sẽ cao hơn.
  • Chỉ nên đầu tư cho những cổ phiếu có thanh khoản tốt hay những đồng coin có tiềm năng phát triển.

Xem thêm: Trendline là gì?

5. Thuật ngữ bạn cần biết trong margin crypto

5.1 Leverage

Leverage là đòn bẩy trong giao dịch, bạn có thể vay với số tiền X lần so với số vốn bạn có.

Ví dụ: Bạn có 10.000 và bạn vay với x3 thì tổng số tiền bạn được vay là 20.000 => tổng số vốn là: 30.000

5.2 Liquidation

Liquidation hay còn được biết đến là tình trạng cháy tài khoản, khi số tiền bạn lỗ vượt quá mức cho phép, hay nói theo cách dễ hiểu hơn là số tiền bạn lỗ vượt quá mức quy định so với số tiền mà bạn thế chấp.

  • Khi bạn đặt lệnh Long nhưng thị trường đang giảm: sàn sẽ bán số coin mà bạn đã thế chấp trước đó, sau đó trừ đi các phí. Phần còn dư sẽ trả lại cho bạn.
  • Khi bạn đặt lệnh Short nhưng thị trường đang tăng: sàn sẽ mua lại số coin mà bạn đã vay trước đó, sau đó trừ đi các phí. Phần còn dư sẽ trả lại cho bạn.

5.3 Position (Vị thế)

Position (vị thế): trong margin thường sẽ có 2 vị thế Long, Short. Vị thế Long là khi bạn vay đồng coin và dự đoán trong tương lai đồng coin đó sẽ tăng. Ngược lại là vị thế Short thì bạn đi vay đồng coin đó và dự đoán trong tương lai đồng coin đó sẽ giảm:

Ví dụ lệnh Long: Với số vốn ban đầu 10.000 USDT (vốn ký quỹ) và bạn đi vay với tỉ lệ 3X thì sẽ được vay 20.000 USDT.

Tổng số vốn + vay bạn có được là 30.000 USDT.

Bạn dự đoán trong tương lai đồng Bitcoin (BTC) sẽ tăng giá nên bạn đem tổng số tiền này để đi mua BTC (VD: giá BTC là 10.000 USDT) thì bạn sẽ mua 3 đồng BTC.

Sau đó thị trường đúng như bạn dự đoán là sẽ tăng và đồng BTC tăng từ 10.000 lên 15.000 USDT => Bạn đem bán 3 đồng BTC này và thu về 45.000 USDT

=> Sau khi sử dụng margin Long thì bạn sẽ lời: 45.000 – 20.000 = 25.000 USDT

=> Trừ đi vốn và tiền lãi khi đi vay (VD:200$): 25.000 – 200 – 10.000 (vốn ban đầu) = 14.800

Ví dụ lệnh Short: Cũng với số vốn 10.000 USDT và vay với tỷ lệ đòn bẩy là 3X thì bạn sẽ vay 2 BTC (ví dụ BTC đang ở mức giá 10.000 USDT nên giá trị tương đương 20.000 USDT). Bạn dự đoán trong tương lai đồng BTC sẽ giảm giá.

Bạn đem bán 2 đồng BTC này để đổi thành USDT => tổng số vốn bạn có được là 30.000 USDT.

Sau thời gian, đúng như dự đoán của bạn và BTC tụt giá và về mức giá 5.000 USDT.

=> Bạn sẽ mua lại 2 BTC (tương đương 10.000 USDT) để trả lại cho sàn và bạn còn lại 20.000 USDT.

Xem thêm: Lệnh Stop Limit Là Gì?

5.4 Initial Margin

Initial Margin là mức ký quỹ ban đầu, đây là số tiền bạn cần có để có thể vay margin.

VD: Bạn muốn mượn 10 BTC thì bắt buộc trong tài khoản của bạn phải có tối thiểu là 6 BTC (tương đương 60% ký quỹ)

Xem thêm: Lending coin là gì trong crypto?

5.5 Maintenance Margin

Maintenance Margin là mức ký quỹ bạn cần phải duy trì để tài sản của bạn không bị thanh lý (hay cháy tài khoản). Thông thường mức này sẽ rơi vào khoản 50% so với mức ký quỹ.

VD: Với số vốn ban đầu là 10.000 USDT, bạn đi vay với tỷ lệ 3X và vay được thêm 20.000 USDT. Nâng tổng số vốn lên 30.000

Bạn dự đoán BTC sẽ tăng trong tương lai nên bạn đem số vốn này để đi mua 3 BTC (ví dụ giá ở hiện tại là 10.000).

Tuy nhiên, sau một thời gian BTC lại giảm về mức giá 9.000 (tương đương 27.000 USDT cho 3 BTC)

=> Tài sản hiện tại còn: 7.000 = 10.000 – (30.000 – 27.000) và lúc này sàn sẽ gửi thông báo (Call Margin) về cho bạn.

Nếu BTC tiếp tục giảm về 8.000 (tương đương 24.000 USDT) thì lúc này tổng tài sản của bạn đang âm 6.000 = 30.000 – 24.000

=> Tổng số tiền ký quỹ còn: 4.000 = 10.000 – 6.000 => bạn sẽ bị thanh lý vì âm hơn 50% số tiền ký quỹ ban đầu.

5.6 Margin Call

Margin Call là sàn sẽ gửi mail/SMS về cho bạn khi đạt gần đến mức giá thanh lý. Trong trường hợp này bạn sẽ phải nạp thêm tiền để tránh bị thanh lý, bán cắt lỗ. Nếu không khi đạt đến ngưỡng thanh lý thì sàn sẽ tự động thanh lý tài sản của bạn (mua/bán lại số coin mà bạn đã vay).

5.7 LIQ Price

LIQ Price là mức giá thanh lý, khi đạt đến mức giá này thì sàn sẽ tự động thanh lý tài sản của bạn. Mức giá thanh lý này sẽ phụ thuộc vào số tiền bạn đi vay và số tiền mà bạn ký quỹ (thế chấp).

5.8 P/L fee/Funding Cost

P/L fee/Funding Cost là phí vay mà bạn phải chịu khi sử dụng đòn bẩy margin.

Bài viết trên đây đã giải thích cụ thể cho bạn Margin là gì trong chứng khoán và trong crypto. Nhưng DK Tech cũng khuyên bạn rằng, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng margin vì đây là đòn bẩy tài chính vừa có lợi và cũng rủi ro cao.

Xem thêm: Dịch vụ thiết kế website blockchain bảo mật tốt tại DK Tech

DMCA.com Protection Status

You cannot copy content of this page