Việc chọn ngôn ngữ để lập trình web là yếu tố quyết định quan trọng đối với bất kỳ cá nhân nào đang muốn bắt đầu hoặc phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực. Vậy để bắt đầu lập trình web nên học ngôn ngữ nào, dưới đây là một số ngôn ngữ lập trình phổ biến và hữu ích mà bạn có thể tham khảo ngay sau đây.
Mục Lục
1. Ngôn ngữ lập trình web là gì?
Ngôn ngữ lập trình web là ngôn ngữ được dùng để xây dựng trang web, các cấu trúc, thành phần liên quan đến việc phát triển web. Ngôn ngữ được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trong việc xử lý dữ liệu, tương tác với người dùng và quản lý cấu trúc trang web. Đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và phát triển các thành phần liên quan đến môi trường web.
Vậy lập trình web nên học ngôn ngữ nào và mỗi ngôn ngữ lập trình có đặc điểm ra sao. DK Tech sẽ liệt kê một số ngôn ngữ dưới đây.
Xem thêm: Code web là gì?
2. Lập trình web nên học ngôn ngữ nào?
2.1 Lập trình web bằng HTML
Lập trình web nên học ngôn ngữ nào, HTML là một trong những ngôn ngữ cơ bản và quan trọng nhất trong lĩnh vực phát triển web. Được xếp hạng là ngôn ngữ sử dụng thường xuyên thứ hai vào năm 2020 theo khảo sát của Stack Overflow, HTML là nền tảng chính cho việc xây dựng trang web.
Với đặc điểm, định dạng được sử dụng để tạo trang web, định dạng chính xác về hình ảnh và văn bản. HTML sử dụng các mẫu có sẵn, giúp bạn tạo trang web thiết kế nhanh chóng và dễ dàng.
2.1.1 Ưu điểm khi lập trình web bằng HTML
- Cú pháp đơn giản và dễ hiểu: giúp người dùng mới bắt đầu có thể nhanh chóng học và sử dụng.
- Được hỗ trợ bởi tất cả các trình duyệt: HTML là ngôn ngữ chuẩn cho web và được hỗ trợ bởi tất cả các trình duyệt phổ biến như Chrome, Firefox, Safari và Edge.
- Miễn phí và dễ dàng truy cập: Chỉ cần kết nối Internet, bạn có thể truy cập và sử dụng HTML mà không phải mất bất kỳ chi phí nào.
2.1.2 Nhược điểm khi lập trình web bằng HTML
- Ngôn ngữ tĩnh, không thể tạo ra các trang web động.
- Bạn phải cần viết một lượng lớn mã để tạo một trang web cơ bản: HTML hạn chế việc tạo ra các trang web phức tạp và đa dạng. Để xây dựng trang web phức tạp, bạn cần phải viết mã HTML lớn hơn và phải quản lý cấu trúc phức tạp của trang web.
Xem thêm: Thiết kế website HTML là gì?
2.2 Lập trình web bằng CSS
Tương tự như HTML, CSS là ngôn ngữ lập trình quan trọng mà tất cả các nhà phát triển web nên biết. CSS là ngôn ngữ viết tắt của Cascading Style Sheets, thường được sử dụng cùng HTML để xác định phong cách và giao diện trang web. CSS chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc kiểm soát màu sắc, kích thước và vị trí thành phần trong trang web. Sự kết hợp của HTML và CSS tạo nên nền tảng cơ bản của ngôn ngữ lập trình web.
2.2.1 Ưu điểm khi lập trình web bằng CSS
- Đơn giản và dễ sử dụng cho người mới bắt đầu: Người dùng không cần có kiến thức lập trình phức tạp cũng có thể tạo ra các trang web cơ bản chỉ trong thời gian ngắn.
- Cải thiện tốc độ tải trang: Cải thiện tốc độ tải trang bằng cách tối ưu hóa mã và sử dụng các kỹ thuật như nén, tách biệt CSS và JavaScript. Từ đó, giúp bạn có thể giảm thiểu thời gian tải trang, cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
- Dễ dàng tùy chỉnh các trang web: Người dùng có thể thay đổi màu sắc, phông chữ, kích thước và bố cục của các phần tử trên trang để tạo ra các trang web độc đáo và phù hợp với nhu cầu cụ thể.
2.2.2 Nhược điểm khi lập trình web bằng CSS:
- Các vấn đề về trình duyệt chéo có thể xảy ra, dẫn đến không nhất quán trong hiển thị và trải nghiệm trang web.
2.3 Lập trình web bằng JavaScript
Theo khảo sát của Stack Overflow năm 2020, JavaScript được xác định là ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất trên toàn cầu. JavaScript được sử dụng để thêm hành vi hoặc tương tác vào các trang web. Đối với các công ty thiết kế web, JavaScript là sự lựa chọn hàng đầu để phát triển các phần tử web tương tác như hoạt ảnh hoặc các nút có thể nhấp được. Ngoài ra, JavaScript còn đi kèm với một loạt các frameworks và thư viện hỗ trợ.
2.3.1 Ưu điểm khi lập trình web bằng JavaScript
- Tốc độ nhanh: JavaScript được thực thi trực tiếp trong trình duyệt, giúp tạo ra trải nghiệm tương tác mượt mà và nhanh chóng cho người dùng.
- Dễ dàng kết nối với các hệ thống ngôn ngữ khác: Có khả năng tương tác và kết hợp với các ngôn ngữ lập trình khác như HTML và CSS, giúp tạo ra ứng dụng web phong phú và đa dạng.
- Ngôn ngữ có cú pháp đơn giản và dễ hiểu, giúp nhà phát triển tạo ra mã nguồn nhanh chóng và dễ dàng bảo trì.
2.3.2 Nhược điểm khi lập trình web bằng JavaScript
- Không có tính năng Multiple inheritances (đa kế thừa): JavaScript không hỗ trợ đa kế thừa. Điều này có thể gây ra những khó khăn khi cần tái sử dụng mã nguồn và quản lý quan hệ kế thừa phức tạp.
- Bảo mật không an toàn so với các ngôn ngữ khác.
2.4 Lập trình web bằng Python
Lập trình web bằng Python đang trở thành một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất để phát triển ứng dụng web với ngôn ngữ lập trình nguồn mở dễ học và dễ sử dụng. Đối với những người mới bắt đầu hay lập trình viên có kinh nghiệm, Python là sự lựa chọn lý tưởng. Nó được sử dụng để phát triển các chương trình back-end, phân tích dữ liệu, xây dựng ứng dụng web và tự động hóa quy trình. Giúp việc lập trình web bằng Python trở nên đơn giản hơn đối với các nhà phát triển.
2.4.1 Ưu điểm khi lập trình web bằng Python
- Sử dụng kỹ thuật hướng (OOP) giúp lập trình dễ dàng hơn, cho phép lập trình viên tận dụng lại mã nguồn, tăng tính tái sử dụng và giảm thiểu lỗi trong quá trình phát triển.
- Giảm chi phí bảo trì: Python có cú pháp đơn giản và rõ ràng, giúp cho việc bảo trì và chỉnh sửa mã nguồn dễ dàng hơn.
- Tích hợp các ngôn ngữ khác: Python có khả năng tương tác và tích hợp với các ngôn ngữ lập trình khác như C/C++, Java, và .NET.
2.4.2 Nhược điểm khi lập trình web bằng Python
- Tốc độ chậm: So với ngôn ngữ lập trình khác như C++ hay Java, Python có tốc độ thực thi chậm hơn. Khiến cho hiệu suất ứng dụng bị ảnh hưởng.
- Tiêu thụ bộ nhớ lớn: Python sử dụng quản lý bộ nhớ tự động, dẫn đến tiêu thụ bộ nhớ lớn hơn so với một số ngôn ngữ khác.
- Nguy cơ bảo mật: Một số khía cạnh của Python có thể gây nguy cơ bảo mật, chẳng hạn như thư viện và framework không an toàn, các lỗ hổng bảo mật có thể bị tấn công. Điều này yêu cầu lập trình viên Python phải làm việc cẩn thận để đảm bảo an toàn thông tin.
Xem thêm: Hướng dẫn lập trình web bằng Python cho người mới bắt đầu
2.5 Lập trình web bằng Java
Java xuất hiện vào những năm 1990 do Sun Microsystems phát triển với mục đích bổ sung các tính năng cho ngôn ngữ C++. Java hoạt động theo nguyên tắc “Viết một lần chạy mọi nơi”. Hiện nay, Java được kiểm soát bởi Oracle và là một trong những ngôn ngữ back-end phổ biến nhất hiện nay trong phát triển web. Nó tuân thủ các khái niệm lập trình hướng đối tượng (OOP) và đi kèm với các thư viện mã nguồn mở phong phú, mang lại nhiều tính năng và là một trong những ngôn ngữ đáng để học nhất hiện nay.
2.5.1 Ưu điểm khi lập trình bằng Java
- Dễ học và dễ gỡ lỗi: Java có cú pháp rõ ràng và cung cấp các công cụ mạnh mẽ để gỡ lỗi mã nguồn, giúp người học nhanh chóng thành thạo và tìm ra lỗi trong quá trình phát triển.
- Độc lập và có thể chạy trên mọi máy tính
- Hiệu suất cao: Java sử dụng tính năng thu gom rác (garbage collection) để tự động giải phóng bộ nhớ cho các đối tượng không sử dụng, giúp tăng hiệu suất và giảm công việc quản lý bộ nhớ mà lập trình viên phải thực hiện.
2.5.2 Nhược điểm khi lập trình bằng Java
- Tốc độ chậm hơn so với các ngôn ngữ khác như C và C++
- Java tiêu thụ bộ nhớ lớn hơn so với một số ngôn ngữ khác.
3. Tiêu chí khi lựa chọn ngôn ngữ lập trình web
Khi quyết định học lập trình web, việc đưa ra lựa chọn lập trình web nên học ngôn ngữ nào là rất quan trọng. Dưới đây là một số tiêu chí giúp bạn chọn ngôn ngữ lập trình phù hợp.
- Mục tiêu dự án: Đầu tiên, bạn cần xác định mục tiêu dự án. Bạn muốn phát triển một trang web tĩnh đơn giản, một ứng dụng web động phức tạp hay một ứng dụng di động? Mục tiêu dự án sẽ giúp bạn lựa chọn ngôn ngữ phù hợp.
- Yêu cầu chức năng: Xác định chức năng cụ thể mà bạn cần.
- Nền tảng: Cần phải xem xét kỹ lưỡng nền tảng mà bạn muốn hỗ trợ. Ngôn ngữ lập trình phải phù hợp với môi trường Windows, Linux hoặc cả hai. Bạn hãy chọn ngôn ngữ tương thích với nền tảng bạn muốn triển khai.
- Kiến thức và kinh nghiệm: Đánh giá kiến thức và kinh nghiệm của bạn. Nếu bạn đã quen thuộc với ngôn ngữ nào đó, bạn có thể tiếp tục sử dụng nó để tiết kiệm thời gian học tập.
- Hiệu suất: Xem xét các yêu cầu hiệu suất của dự án. Một số ngôn ngữ hoặc framework có hiệu suất tốt hơn cho một số loại ứng dụng. Ví dụ, như ngôn ngữ Go hay Rust có thể đáp ứng yêu cầu hiệu suất cao.
- Cộng đồng và hỗ trợ: Cộng đồng và nguồn thông tin hỗ trợ cần phải được kiểm tra. Một cộng đồng lớn có nghĩa là bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm tài liệu, câu trả lời và giúp đỡ khi gặp khó khăn. Chẳng hạn như ngôn ngữ JavaScript hoặc Python có cộng đồng phát triển rộng lớn.
- Bảo mật: Bảo mật là một trong những yếu tố quan trọng để xác định liệu ngôn ngữ và framework bạn chọn có các biện pháp bảo mật mạnh mẽ hay không. Ví dụ như Ruby on Rails có các tính năng bảo mật được tích hợp sẵn.
- Chi phí và giấy phép: Xem xét các chi phí liên quan đến việc triển khai và phát triển bằng ngôn ngữ cụ thể.
Khi bạn đã xác định rõ yêu cầu và tiêu chí của dự án, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về ngôn ngữ lập trình để đưa ra quyết định phù hợp nhất. Như vậy, bài viết này DK Tech đã gợi ý chi tiết cho bạn về lập trình web nên học ngôn ngữ nào và các tiêu chí khi lựa chọn ngôn ngữ phù hợp. mỗi ngôn ngữ lập trình đều có ưu và nhược điểm riêng và nó phù hợp với mục đích và yêu cầu công việc khác nhau. DK Tech hy vọng qua bài viết này bạn đã chọn được cho mình một ngôn ngữ lập trình phù hợp.
Ngoài ra, DK Tech còn là nhà cung cấp dịch vụ thiết kế website theo yêu cầu, thiết kế app theo yêu cầu, nếu bạn quan tâm liên hệ ngay với DK Tech để được hỗ trợ ngay nhé!
Xem thêm: Các yêu cầu thiết kế website và nguyên tắc khi thiết kế web