Trong thế giới kỹ thuật số hiện nay, việc xây dựng và quản lý website hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào. Một trong những yếu tố then chốt để tối ưu hóa website, nâng cao thứ hạng trên công cụ tìm kiếm và thu hút lượng truy cập lớn chính là việc sử dụng external link một cách hợp lý. Vậy external link là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm external link, lợi ích của nó, những điểm khác biệt so với internal link và hướng dẫn cách đi external link hiệu quả cho website của bạn.
Mục Lục
1. External link là gì?
External link (liên kết ngoài) là các liên kết dẫn từ một trang web này đến một trang web khác. Đây là một phần quan trọng của cấu trúc website. Những liên kết này hỗ trợ việc kết nối các tài nguyên trên Internet và cung cấp thêm thông tin hữu ích cho người dùng.
2. Lợi ích của External link trong SEO
Dưới đây là một số lợi ích của External Link trong SEO mà bạn có thể tham khảo
2.1 Cung cấp những thông tin hữu ích cho người dùng
External link dẫn người dùng đến các nguồn tài nguyên bổ sung hoặc thông tin chi tiết liên quan đến nội dung mà họ đang tìm kiếm. Điều này giúp nâng cao trải nghiệm người dùng bằng cách cung cấp cho họ nhiều thông tin hơn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu tìm kiếm của họ.
2.2 Tạo sự uy tín đối với người dùng
Khi một trang web liên kết đến các nguồn thông tin đáng tin cậy và có uy tín, nó thể hiện rằng trang web đó đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và có nội dung chất lượng. Người dùng sẽ cảm thấy tin tưởng hơn vào thông tin mà trang web cung cấp, từ đó tạo ra một cảm giác uy tín và đáng tin cậy.
3. Sự khác nhau giữa External link và Internal link?
3.1 External link
External link là liên kết từ website của bạn đến một website khác. Đây là liên kết đi ra ngoài website của bạn, dẫn đến một trang web khác trên internet.
3.2 Internal link
Internal link là liên kết bên trong website của bạn, dẫn người dùng từ trang này đến trang khác trong cùng một website.
3.3 Sự khác biệt giữa External link và Internal link
So sánh | External link | Internal link |
Đặc điểm | Link trỏ từ website của bạn trỏ đến một website khác. | Liên kết từ một trang trong website trỏ đến một trang khác trong cùng website. |
Lợi ích |
|
|
Ví dụ | Bạn dẫn link đến trang Facebook của doanh nghiệp | Trong bài viết thiết kế website theo yêu cầu này, DK Tech sẽ trỏ về bài viết thiết kế website |
3.4 Sự khác biệt giữa External link và Backlink
So sánh | External link | Backlink |
Đặc điểm | Link trỏ từ website của bạn trỏ đến một website khác. | Liên kết từ website khác trỏ đến website của bạn |
Lợi ích |
|
|
Ví dụ | Bạn dẫn link đến trang Facebook của doanh nghiệp | Link từ trang báo dẫn về website của bạn |
Xem thêm: Backlink là gì? Tác động như thế nào đến website
4. Hướng dẫn cách đi External link tốt cho SEO
Dưới đây là cách sử dụng External link một cách khôn ngoan mà bạn nên biết:
4.1 Cách đặt External link
Website không quan trọng: Sử dụng thẻ rel=”nofollow” cho những external link trỏ đến website không quan trọng hoặc không liên quan đến chủ đề website của bạn.
Website mới: Sử dụng thẻ rel=”nofollow” cho những external link trỏ đến website mới để tránh bị Google phạt.
4.2 Lưu ý khi bạn quản lý các External link
- Đảm bảo comment trong website không bị spam link: Thường xuyên kiểm duyệt comment để loại bỏ những comment spam, quảng cáo hoặc có nội dung chứa liên kết. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng plugin chống spam comment như Akismet để tự động lọc và xóa comment spam. Giải pháp khác là cài đặt reCAPTCHA để ngăn chặn người dùng tự động tạo comment spam.
- Việc sử dụng các External link từ quảng cáo trả phí có thể mang lại lợi ích cho website của bạn, tuy nhiên cần lưu ý một số điểm sau để tránh những ảnh hưởng tiêu cực: Hợp tác với các nhà cung cấp quảng cáo uy tín, có nguồn gốc rõ ràng và tuân thủ các nguyên tắc quảng cáo của Google. Tránh đặt nhiều quảng cáo gây khó chịu cho người dùng.
Xem thêm: MMO là gì?
4.3 Cách xóa External link nhanh chóng
Bước 1: Truy cập trang đích có chứa External Link bạn muốn xóa.
Bước 2: Xác định vị trí của External Link. Bạn có thể sử dụng trình chỉnh sửa văn bản hoặc trình duyệt web để làm điều này.
Bước 3: Xóa mã HTML của External Link. Mã HTML của External Link thường bao gồm thẻ <a> và nội dung của liên kết.
Bước 4: Lưu trang đích.
5. Công cụ kiểm tra Enternal link cho website
Hai công cụ phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất để kiểm tra Enternal link cho website là Ahrefs và Screaming Frog.
5.1 Công cụ kiểm tra Enternal link Ahrefs
Ahrefs là một công cụ SEO trả phí cung cấp nhiều tính năng giúp bạn theo dõi và phân tích website của mình. Ahrefs có thể giúp bạn tìm kiếm những external và truy xuất những link external đó từ bài viết nào.
Dưới đây là các bước giúp bạn kiểm tra Internal Link cho website bằng công cụ Ahref:
Bước 1: Truy cập trang web Ahrefs: https://ahrefs.com/
Bước 2: Đăng nhập vào tài khoản Ahrefs của bạn. Nếu bạn chưa có tài khoản, bạn có thể tạo tài khoản mới miễn phí. Tuy nhiên để kiểm tra được dữ liệu thì bạn cần đăng ký các gói kiểm tra của Ahref.
Bước 3: Nhập tên miền website mà bạn muốn kiểm tra vào thanh tìm kiếm ở đầu trang.
Bước 4: Sau khi tên miền đã được trả ra số liệu thì bạn cần cuộn trang xuống và bên cột trái, bạn chọn Linked domains.
Bước 5: Ahref sẽ hiển thị cho bạn những Enternal link hiện có trên website của bạn, việc bạn cần làm là kiểm soát số lượng Enternal link và những website trỏ đến có liên quan về chủ đề trên website của bạn không?
Trong đó:
- Linked domains: link mà website của bạn trỏ đến.
- DR (Domain rating): Độ uy tín của website trỏ đến..
- Links from target: một trang cụ thể trên website của bạn đang có Enternal link.
- Dofollow: màu xanh đậm thể hiện Enternal link mà bạn trỏ đến là Link dofollow, còn ngược lại là Link nofollow.
Để kiểm tra chi tiết website bạn đã trỏ link gì, từ trang nào, thì ở cột Links from target bạn chỉ cần bấm vào mũi tên ở mỗi domain thì Ahref sẽ trả về kết quả cho bạn là anchor text, link đang trỏ đến, trang nào đang trỏ đi,…
5.2 Công cụ kiểm tra Enternal link Screaming Frog
Screaming Frog là công cụ SEO phổ biến cho phép bạn thu thập dữ liệu và phân tích cấu trúc website, bao gồm cả việc kiểm tra Enternal link. Nó hoạt động như một con nhện tìm kiếm, thu thập thông tin về các trang web, liên kết, hình ảnh, CSS và JavaScript từ góc độ SEO.
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách sử dụng công cụ Screaming Frog cho việc kiểm tra backlink.
Bước 1: Tải xuống phần mềm Screaming Frog từ trang web: https://www.screamingfrog.co.uk/seo-spider/
Bước 2: Cài đặt và khởi chạy phần mềm Screaming Frog.
Bước 3: Nhập tên miền website mà bạn muốn kiểm tra vào thanh địa chỉ.
Bước 4: Nhấp vào nút “Start Crawl”.
Bước 5: Screaming Frog sẽ thu thập dữ liệu về cấu trúc External link của website. Sau khi thu thập dữ liệu xong, bạn có thể xem báo cáo về External link trong giao diện của Screaming Frog.
External link là một phần quan trọng trong chiến lược SEO cho website của bạn. Bằng cách xây dựng các external link chất lượng từ các website uy tín, bạn có thể tăng cường uy tín, độ tin cậy, thu hút lượng truy cập và cải thiện thứ hạng SEO cho website của mình. Việc lựa chọn website liên kết, cung cấp nội dung giá trị và sử dụng các công cụ hỗ trợ giúp bạn tối ưu hóa chiến lược external link, mang lại hiệu quả cao hơn cho SEO website của bạn.
- Sitemap là gì và cách tạo sitemap cho website
- Danh sách diễn đàn đi backlink hỗ trợ cho SEO