Ví dụ về Blockchain trong Logistics: Ứng dụng và tác động thực tế

Trong kỷ nguyên số hóa, công nghệ blockchain đang dần trở thành trụ cột trong việc cải thiện hiệu quả và minh bạch trong ngành logistics. Nếu bạn đang tìm kiếm ví dụ về Blockchain trong Logistics, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về cách các tập đoàn lớn như Maersk, IBM, Walmart và DHL đã áp dụng công nghệ này để giải quyết các thách thức trong chuỗi cung ứng.

Vai trò của Blockchain trong ngành Logistics

Trước khi tìm hiểu chi tiết các ví dụ về Blockchain trong Logistics, chúng ta hãy cùng điểm qua vai trò của công nghệ này đối với ngành Logistics nói chung, cụ thể: 

Ngăn chặn các giao dịch giả mạo

Một trong những ứng dụng quan trọng của blockchain trong logistics là khả năng ngăn chặn các giao dịch giả mạo. Với cơ chế xác minh dữ liệu phân tán và không thể thay đổi, bạn có thể đảm bảo rằng mỗi giao dịch trong chuỗi cung ứng đều được ghi lại minh bạch và chính xác. Điều này giúp loại bỏ nguy cơ bị thao túng thông tin hoặc giả mạo hóa đơn. Trong bối cảnh các hoạt động logistics phức tạp, công nghệ blockchain đem lại sự an tâm về tính minh bạch và an toàn trong mọi hoạt động giao dịch.

Tăng cường xác thực danh tính người tham gia

Khi bạn tham gia vào chuỗi cung ứng, việc xác thực danh tính là yếu tố then chốt để giảm thiểu rủi ro gian lận. Công nghệ blockchain cho phép kiểm tra và lưu trữ danh tính các bên liên quan một cách an toàn, không thể bị thay đổi hay giả mạo. Điều này giúp bạn dễ dàng xác minh đối tác, tuân thủ các quy định pháp lý và xây dựng lòng tin giữa các bên. Trong môi trường logistics quốc tế, việc xác thực chính xác càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Bảo vệ hệ thống tài chính và hợp đồng thông minh

Tiếp theo, blockchain không chỉ cải thiện tính minh bạch mà còn bảo vệ hệ thống tài chính thông qua các hợp đồng thông minh. Tại đây, bạn có thể thiết lập các điều khoản thanh toán và vận chuyển tự động. Từ đó giúp giảm thiểu rủi ro sai sót hoặc tranh chấp. Những giao dịch này diễn ra an toàn trong môi trường mã hóa, giúp gia cố an ninh cho toàn bộ mạng lưới logistics. Bên cạnh đó, hợp đồng thông minh còn hỗ trợ xử lý nhanh hơn và minh bạch hơn, giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí vận hành trong mọi quy trình.

Tăng mức độ minh bạch trong chuỗi cung ứng

Khi các bên trong chuỗi cung ứng có quyền truy cập dữ liệu giống nhau thông qua blockchain, mức độ minh bạch được nâng lên rõ rệt. Bạn sẽ không còn phải lo ngại về việc thông tin bị chỉnh sửa hay thiếu cập nhật. Từ nhà sản xuất, nhà vận chuyển cho đến nhà bán lẻ và người tiêu dùng, tất cả đều có thể theo dõi tiến trình hàng hóa. Điều này giúp bạn nâng cao sự tin cậy, quản lý rủi ro hiệu quả và đáp ứng nhanh chóng trước những thay đổi hoặc sự cố trong chuỗi cung ứng. Phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ ví dụ về Blockchain trong Logistics với vai trò này. 

Hiển thị toàn bộ quy trình từ điểm đầu đến điểm cuối

Với khả năng lưu trữ thông tin phân tán và cập nhật theo thời gian thực, blockchain cho phép bạn theo dõi toàn bộ quy trình logistics một cách chi tiết. Như chúng tôi đã đề cập bên trên, từ lúc hàng hóa được đóng gói cho đến khi giao đến tay người tiêu dùng, mọi bước đều được ghi lại trên hệ thống. Điều này giúp bạn dễ dàng kiểm tra hiệu suất vận hành, kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề phát sinh. Nhờ đó, bạn không chỉ cải thiện năng suất mà còn tạo được sự tin tưởng lớn từ đối tác và khách hàng.

Theo dõi rõ ràng nguồn gốc và tính xác thực của sản phẩm

Ví dụ về Blockchain trong Logistics
Sơ đồ một giao dịch ứng dụng blockchain

Với blockchain, việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm không còn là vấn đề nan giải. Bạn có thể biết chính xác sản phẩm đến từ đâu, qua những khâu nào và được xử lý ra sao. Điều này đặc biệt hữu ích trong ngành thực phẩm, dược phẩm hoặc hàng tiêu dùng cao cấp. Khách hàng cũng sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi biết rằng họ đang sử dụng hàng hóa chính hãng, truy xuất được đầy đủ thông tin minh bạch và tin cậy.

Giảm tranh chấp và rút ngắn thời gian giải quyết

Tranh chấp trong logistics thường phát sinh do thông tin thiếu minh bạch hoặc không khớp giữa các bên. May mắn, blockchain khắc phục vấn đề này bằng cách cung cấp dữ liệu không thể chỉnh sửa và có thể truy xuất rõ ràng. Bạn sẽ có bằng chứng cụ thể để giải quyết tranh chấp nhanh chóng, thay vì mất hàng tuần để xác minh giấy tờ. Không chỉ vậy, dữ liệu blockchain còn giúp bạn dự đoán và phòng tránh các tình huống rủi ro. Nhờ đó, mọi người có thể tiết kiệm thời gian, chi phí và bảo vệ quan hệ đối tác lâu dài.

Ví dụ về blockchain trong logistics: Ứng dụng thực tế

Dưới đây là những ví dụ về blockchain trong logistic thông qua các ứng dụng được sử dụng phổ biến hiện nay. Với những ví dụ thực tế mà chúng tôi sắp đề cập sẽ cho bạn một góc nhìn tổng quan hơn về chủ đề này: 

H3: Thấu kính thương mại (TradeLens) của Maersk & IBM 

TradeLands là một nền tảng blockchain được phát triển bởi Maersk và IBM nhằm số hóa và tối ưu hóa chuỗi cung ứng toàn cầu. Theo đó, nền tảng này cho phép các bên liên quan chia sẻ dữ liệu vận chuyển trong thời gian thực, giảm thiểu giấy tờ và tăng cường hiệu quả hoạt động. 

Việc Maersk hợp tác với IBM là một ví dụ về blockchain trong Logistics điển hình. Từ khi thành lập thấu kính thương mại này trở thành một nền tảng vận chuyển dựa trên blockchain giúp tăng cường tính minh bạch và giảm giấy tờ trong thương mại toàn cầu. Bằng cách cung cấp các bản cập nhật theo thời gian thực đã giúp tiết kiệm thời gian mất đi trong việc xử lý tài liệu thủ công. 

Blockchain về an toàn thực phẩm của Walmart 

Ví dụ về Blockchain trong Logistics (1)
Quy trình Blockchain về an toàn thực phẩm của Walmart

Tiếp theo là ví dụ về Blockchain trong Logistics của một ông lớn ngành thực phẩm trên thế giới. Việc sử dụng công nghệ blockchain, Walmart xác minh các sản phẩm thực phẩm trong chuỗi cung ứng của mình. Điều này giúp giảm nguy cơ gây ô nhiễm và đảm bảo an toàn thực phẩm. Nếu có lệnh thu hồi, các mặt hàng bị ảnh hưởng có thể được tìm thấy sau vài phút. 

Walmart đã hợp tác với IBM để triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm. Dựa trên blockchain giúp giảm thời gian truy xuất từ 7 ngày xuống còn 2.2 giây. Hệ thống này đã được áp dụng cho hơn 25 sản phẩm từ 5 nhà cung cấp khác nhau trong chuỗi cung ứng thực phẩm của Walmart. 

Theo dõi dược phẩm dựa trên blockchain của DHL

vi-du-ve-blockchain-trong-logistics
Theo dõi dược phẩm dựa trên blockchain của DHL

Tiếp theo là một ví dụ về Blockchain trong Logistics khá thú vị ở ngành dược phẩm. Cụ thể, DHL đã cùng với Accenture phát triển một nguyên mẫu hệ thống serial hóa dựa trên blockchain để theo dõi và xác thực dược phẩm trong chuỗi cung ứng. Hệ thống này giúp giảm thiểu nguy cơ thuốc giả và đảm bảo tuân thủ các quy định trong ngành dược phẩm.

Thách thức và tương lai của blockchain trong logistics

Mặc dù blockchain mang lại nhiều lợi ích, việc triển khai công nghệ này trong logistics vẫn đối mặt với một số thách thức như 

  • Chi phí đầu tư ban đầu cao
  • Yêu cầu về hạ tầng công nghệ vững vàng
  • Cần sự hợp tác giữa các bên liên quan như bên vận chuyển, nhà cung cấp. 

Nhìn chung những thách thức này có thể chỉ là tạm thời. với sự phát triển không ngừng của công nghệ, blockchain được kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng trong tương lai của ngành logistics.

Kết luận 

Qua các ví dụ về Blockchain trong Logistics như TradeLens của Maersk-IBM, Walmart và DHL, bạn có thể thấy rõ tiềm năng và lợi ích mà công nghệ này mang lại cho ngành logistics. Mặc dù còn nhiều thách thức, nhưng với sự nỗ lực và hợp tác từ các bên liên quan, blockchain hứa hẹn sẽ trở thành một phần không thể thiếu. Đặc biệt, trong việc xây dựng chuỗi cung ứng minh bạch, hiệu quả và an toàn hơn ở cả Việt Nam và trên thế giới.

You cannot copy content of this page