Các bước đăng ký web thương mại điện tử với bộ công thương được thực hiện như thế nào và tại sao phải đăng ký web thương mại điện tử với Bộ Công Thương? Nếu bạn đang có những thắc mắc và chưa biết cách thực hiện, hãy cùng DK Tech tham khảo ngay bài viết sau đây để được giải đáp chi tiết.
Mục Lục
1. Tại sao phải đăng ký web thương mại điện tử với Bộ Công Thương
Bạn thường thấy các website thương mại điện tử ở phần footer sẽ có một nhãn dán là “Đã Thông Báo với Bộ Công Thương”. Vậy tại sao phải đăng ký web thương mại điện tử với bộ công thương, dưới đây là một số lý do cụ thể sau:
1.1 Được đảm bảo bởi nhà nước
Khi một trang web hoặc ứng dụng bán hàng thực hiện quy trình đăng ký, điều đó có nghĩa trang web/ứng dụng đã được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Khi đó, tất cả các hoạt động trên trang web/ứng dụng thương mại điện tử đều được chính thức, minh bạch theo quy định của pháp luật. Các quyền lợi và lợi ích của trang web cũng được bảo vệ theo quy định của pháp luật.
1.2 Nâng cao thương hiệu doanh nghiệp
Sau khi đăng ký, các trang web/ứng dụng thương mại điện tử sẽ nhận một Logo có dòng chữ “Đã đăng ký” từ Bộ Công Thương, kèm theo đó có gắn liên kết dẫn đến trang thông tin quản lý thương mại điện tử của Bộ Công Thương. Việc này giúp nâng cao thương hiệu doanh nghiệp, vì trang web đã tuân thủ theo quy định pháp luật.
1.3 Tăng độ uy tín cho trang web/ứng dụng với khách hàng
Chỉ những trang đã đăng ký với Bộ Công Thương mới có link dẫn đến trên trang web quản lý của Bộ Công Thương, điều này giúp cho khách hàng dễ dàng phân biệt và nhận ra trang thật hay giả mạo.
Ngoài ra, khách hàng có thể thấy một trang web hay ứng dụng thương mại điện tử, tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật sẽ nhận được quyền lợi và lợi ích khi thực hiện giao dịch trực tuyến, được đảm bảo, an toàn pháp luật. Giúp tạo niềm tin cho khách hàng có thể mua bán và sử dụng dịch vụ một cách an toàn.
1.4 Tuân thủ pháp luật
Theo Nghị định 52/2013/NĐ-CP, các doanh nghiệp và tổ chức có trang web/ứng dụng thương mại điện tử phải đăng ký thiết lập trang với Bộ Công Thương.
Xem thêm: Các loại website thương mại điện tử hiện nay
2. Quy trình đăng ký web thương mại điện tử với Bộ Công Thương
Để đăng ký website thương mại điện tử với Bộ Công Thương, bạn có thể thực hiện với các bước sau:
Bước 1: Thương nhân hoặc tổ chức cung cấp thông tin đăng ký
Đăng ký tài khoản bằng việc cung cấp thông tin như tên, số đăng ký kinh doanh hoặc số quyết định thành lập, lĩnh vực kinh doanh/hoạt động, địa chỉ trụ sở và các thông tin liên hệ.
Bước 2: Nhận kết quả từ Bộ Công Thương
- Trong vòng 3 ngày làm việc, thương nhân hoặc tổ chức sẽ nhận được kết quả từ Bộ Công Thương qua địa chỉ email đã đăng ký.
- Nếu thông tin đăng ký đầy đủ, thương nhân/tổ chức sẽ nhận được tài khoản đăng nhập và tiếp tục với Bước 3.
- Nếu đăng ký bị từ chối hoặc yêu cầu bổ sung thông tin, thương nhân/tổ chức cần đăng ký lại hoặc bổ sung thông tin theo yêu cầu.
Bước 3: Đăng ký website và khai báo thông tin
- Sau khi có tài khoản đăng nhập, thương nhân/tổ chức đăng nhập vào hệ thống và chọn chức năng “Đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử”.
- Thương nhân/tổ chức cần khai báo thông tin theo mẫu và đính kèm hồ sơ đăng ký theo quy định.
Bước 4: Nhận thông tin phản hồi từ Bộ Công Thương
- Trong vòng 7 ngày làm việc, thương nhân/tổ chức nhận thông tin phản hồi từ Bộ Công Thương qua địa chỉ email đã đăng ký.
- Nếu hồ sơ đăng ký đầy đủ và hợp lệ, thương nhân/tổ chức sẽ nhận được xác nhận và tiếp tục với Bước 5.
- Nếu hồ sơ đăng ký không hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung thông tin, thương nhân/tổ chức cần quay lại Bước 3 để điều chỉnh hồ sơ theo yêu cầu.
Bước 5: Gửi hồ sơ sau khi đăng ký hoàn chỉnh
- Sau khi nhận xác nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, thương nhân/tổ chức gửi bộ hồ sơ đăng ký hoàn chỉnh (bản giấy) về Bộ Công Thương theo quy định.
Thương nhân/tổ chức cần theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ thông qua email hoặc tài khoản để cập nhật và chỉnh sửa thông tin theo yêu cầu.
Nếu thương nhân/tổ chức không phản hồi trong vòng 30 ngày, kể từ khi nhận được yêu cầu bổ sung thông tin ở Bước 4, hồ sơ đăng ký trên hệ thống sẽ chấm dứt và phải đăng ký lại từ đầu.
Xem thêm: Dịch vụ thiết kế website thương mại điện tử tại DK Tech
3. Những web/ứng dụng nào nên đăng ký với bộ công thương
Những website/ứng dụng nên đăng ký web thương mại điện tử với bộ công thương bao gồm những ứng dụng sau đây:
3.1 Sàn thương mại điện tử
Sàn thương mại điện tử là nền tảng trực tuyến cho phép các doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân tham gia vào quy trình mua bán hàng hóa và dịch vụ.
Sàn giao dịch thương mại điện tử không bao gồm các trang web hoặc ứng dụng dành cho giao dịch chứng khoán trực tuyến, nơi người dùng có thể mua bán cổ phiếu và các loại tài sản khác.
Ví dụ: Một số sàn giao dịch thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki.
3.2 Web/ứng dụng khuyến mại trực tuyến
Website/ứng dụng khuyến mại trực tuyến là một nền tảng thương mại điện tử được thiết lập bởi một doanh nhân hoặc tổ chức nhằm thực hiện các hoạt động khuyến mại cho hàng hóa và dịch vụ của các doanh nhân/tổ chức khác với các điều khoản theo quy định trong hợp đồng dịch vụ khuyến mại.
Ví dụ: daugiaso5.vn
3.3 Website đấu giá trực tuyến
Website đấu giá trực tuyến là website thương mại điện tử mà do chính doanh nghiệp/tổ chức đó đấu giá cho hàng hóa, dịch vụ của mình.
Ví dụ về website đấu giá trực tuyến như: vinid.net, thegioididong.com
Xem thêm: Chi phí thiết kế website thương mại điện tử tại DK Tech
Hy vọng với những thông tin mà DK Tech cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ về quy trình đăng ký web thương mại điện tử với Bộ Công Thương cũng như các thủ tục liên quan. Ngoài ra, DK Tech còn là đơn vị cung cấp các dịch vụ thiết kế website theo yêu cầu, thiết kế sàn giao dịch tiền điện tử. Nếu bạn quan tâm đến dịch vụ hay gặp bất kỳ khó khăn nào trong quá trình đăng ký, xin vui lòng liên hệ với DK Tech để được tư vấn chi tiết nhé!