Tiền ảo và những điều cần biết về tiền ảo

tien-ao-la-gi

 

Tiền ảo và những điều cần biết về tiền ảo – Trên cơ sở phát triển thương mại điện tử thì tiền ảo ra đời. Vậy xét về góc độ tài sản, câu hỏi đặt ra là tiền ảo có phải là tài sản không? Nếu là tài sản thì thuộc các loại tài sản nào?

Trong phạm vi của bài viết, tác giả đã phân tích và đưa ra những ưu điểm, hạn chế, những thuộc tính của tiền ảo để hiểu rõ tại sao tiền ảo chưa được pháp luật Việt Nam thừa nhận là một loại tiền tệ, một loại tài sản được phép giao dịch.

Phần 1: Tiền ảo và tiền điện tử.

 

Tiền ảo

Giao dịch bằng tiền ảo phải thông qua hệ thống kết nối mạng Internet. Thanh toán và chuyển tiền ảo thông qua mạng Internet, vì vậy không cần phải thông qua bất kỳ một trung gian hay một tổ chức tài chính nào. Giao dịch tiền ảo có quy mô lớn và được áp dụng trong phạm vi rộng. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại tiền ảo, trong đó có những loại tiền ảo tiềm năng như Bitcoin, đồng này được phát hành bởi Satoshi Nakamoto từ năm 2009, được xem là 1 loại tiền ảo kỹ thuật số phân cấp dưới dạng phần mềm mã nguồn mở. Người sử dụng Internet có quyền giao dịch tiền ảo Bitcoin. Bitcoin là một loại hàng hóa đặc biệt, người muốn sở hữu Bitcoin sẽ mua nó bằng tiền thật và đợi chờ cơ hội nó sinh lợi nhuận. Bitcoin có những hữu ích nhất định, vì thế chủ sở hữu không những làm giàu, mà còn dùng nó để giao dịch tương tự như quẹt thẻ ngân hàng.
Tuy nhiên, không phải hầu hết quốc gia nào cũng thừa nhận tiền ảo, có nhiều quốc gia kiên quyết cấm giao dịch bằng loại tiền ảo này.
Tiền ảo và những điều cần biết về tiền ảo – Không chỉ ở Việt Nam, mà tại nhiều quốc gia khác trên thế giới, tuy việc sử dụng tiền ảo bị cấm, không được bảo vệ, nhưng pháp luật không có các biện pháp cụ thể đối với chủ thể khi sử dụng tiền ảo và các loại tiền điện tử khác không được thông qua kiểm soát của ngân hàng.
Tại Thái Lan, ở đây cấm lưu hành và sử dụng Bitcoin. Sau khi ngân hàng nước này xác định đây không phải là đơn vị tiền tệ uy tín. Vì vậy, việc mua bán, ký gửi hoặc thanh toán bằng Bitcoin từ bất kỳ chủ thể nào ngoài Thái Lan hoặc nhận từ các quốc gia khác đều bị nghiêm cấm.
tien-ao
Do thuộc tính “cơ động” của Bitcoin, cho nên việc kiểm soát nó là không đơn giản. Vì bất kỳ một chủ thể sử dụng Bitcoin đều có thể tạo ra một “ví” Bitcoin để lưu trữ. Chủ thể sau khi sử dụng sẽ được cung cấp một hoặc nhiều địa chỉ công khai để cho các chủ thể khác có thể gửi tiền vào địa chỉ đó. Các lưu trữ Bitcoin có tính bảo mật, được xác thực qua email và số điện thoại khi đăng nhập. Với những thuộc tính của tiền ảo, Bitcoin nằm trong một chừng mực nhất định, nó cũng có những ưu điểm sau đây:
Đầu tiên, việc sử dụng Bitcoin sẽ thuận tiện trong giao dịch. Vì lưu thông Bitcoin không phải qua bất kỳ một mắt xích trung gian nào. Sử dụng Bitcoin không có giới hạn, không phụ thuộc về mặt không gian hay thời gian khi lưu thông loại tiền ảo này.
Thứ hai, sử dụng tiền ảo – Bitcoin an toàn và bảo mật. Các giao dịch tiền ảo – Bitcoin đều được thực hiện và hoàn thành mà không cần bất kỳ thông tin nào về cá nhân, danh tính của người giao dịch.
Thứ ba, Bitcoin không thể bị làm giả, vì nó không thể hiện dưới dạng vật chất.
Thứ tư, chi phí giao dịch thấp, vì không thông qua bất kỳ một khâu trung gian nào, chủ thể giao dịch chỉ cần thanh toán lệ phí xử lý giao dịch với khoản chi nhỏ.
Thứ năm, không gây ô nhiễm môi trường, việc giao dịch được thực hiện qua mạng Internet, hệ thống máy tính xử lý dữ liệu của tiền ảo – Bitcoin, cho nên chi phí điện năng thấp.
Tuy nhiên, việc sử dụng tiền ảo – Bitcoin vẫn còn có những hạn chế như:
Thứ nhất, việc sử dụng tiền tệ, vàng, bạc là những “vật nhìn thấy, xác định được về cơ học”, nên tiền ảo chưa ăn sâu vào tiềm thức của chủ thể trong xã hội, nhiều chủ thể còn chưa có kiến thức về việc sử dụng tiền ảo, cho nên không có ý định sử dụng nó trong giao dịch.
Thứ hai, việc sử dụng tiền ảo – Bitcoin tương đối phức tạp vì phải thông qua thiết bị kỹ thuật máy tính, do đó không phải bất kỳ chủ thể nào cũng thành thạo sử dụng máy tính để thực hiện các giao dịch tiền ảo – Bitcoin.
Thứ ba, do thuộc tính ẩn danh khi giao dịch, cho nên nguy cơ bị lạm dụng, tội phạm có thể sử dụng để gây thiệt hại cho chủ sở hữu, có thể bị ăn cắp hay bị lạm dụng để rửa tiền.

Tiền điện tử

 

tien-dien-tu

Tiền ảo và tiền điện tử có những yếu tố khác biệt vì thế chúng không phải là một. Khi nghiên cứu về tiền ảo cần phải phân biệt được sự khác nhau giữa tiền ảo và tiền đện tử, để có căn cứ khi xác định các quyền và nghĩa vụ có liên quan đến tiền ảo và tiền điện tử trong giao dịch thương mại và dân sự.
– Tiền điện tử (e-money): Là biểu hiện kỹ thuật số (hình thức điện tử) của tiền pháp định, nó dùng để chuyển giao giá trị của đồng tiền pháp định thông qua phương thức điện tử. Tiền điện tử thể hiện giá trị được lưu trữ hoặc sản phẩm trả trước, trong đó thông tin về khoản tiền hoặc giá trị khả dụng của khách hàng được lưu trữ trên 1 thiết bị điện tử thuộc quyền sở hữu của khách hàng.
tien-dien-tu
tiền điện tử là gì?
– Tiền ảo (virtural currency): Là biểu hiện kỹ thuật số của giá trị, nó  có thể có trong giao dịch kỹ thuật số và có các chức năng: Là phương tiện trao đổi, một đơn vị kế toán, lưu trữ giá trị, nhưng không phải là tiền pháp định tại một quốc gia nào. Tiền ảo không được phát hành, không được bảo đảm dưới pháp luật của một quốc gia nào. Các chức năng của tiền ảo được xác định trên, chỉ được thực hiện theo ý chí thỏa thuận của các chủ thể trong cộng đồng, những người sử dụng tiền ảo trong giao dịch.
Như vậy, sự khác biệt giữa tiền điện tử và tiền ảo ở các yếu tố sau: Tiền điện tử (tiền pháp định) được bảo đảm từ phía Nhà nước (do ngân hàng Nhà nước phát hành), còn tiền ảo không được bảo đảm bởi Nhà nước, đồng thời cũng không được bảo đảm thực hiện từ bất kỳ tổ chức nào. Tiền điện tử có hình thức vật chất nhất định và được tồn tại độc lập, còn tiền ảo thì luôn phụ thuộc vào môi trường kỹ thuật số để tồn tại. Tiền điện tử và tiền ảo tuy chúng cùng tồn tại và phụ thuộc vào môi trường kỹ thuật số, nhưng tiền điện tử là hình thức điện tử của tiền pháp định (ví điện tử, tài khoản thanh toán qua thiết bị điện tử…). Tiền ảo cũng có hình thức kỹ thuật số, nhưng chúng hoàn toàn không gắn liền với đơn vị tiền tệ pháp định nào. Do đó, tiền ảo không được đảm bảo về khả năng chuyển đổi thành tiền pháp định bởi các chủ thể phát hành hoặc quản lý nó. Không có một tổ chức nào đứng ra chịu trách nhiệm về những rủi ro cho một hoặc các bên chủ thể trong giao dịch liên quan đến tiền ảo.
Để yêu cầu thiết kế website blockchainthiết kế Website nftthiết kế ứng dụng nftthiết kế Website sàn giao dịch tiền ảothiết kế web mua bán tiền ảo chi tiết liên hệ với DK Tech để được tự vấn miễn phí
Email: dktechcrypto@gmail.com
Telegram: @dvkien
Điện thoại : 07.66666.407

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *